Dấu hiệu khẩn cấp chứng tỏ BÌNH GAS sẽ nổ tung sau 10 phút, chạy thật xa mới mong sống sót hãy ghi nhớ

Dấu hiệu khẩn cấp chứng tỏ BÌNH GAS sẽ nổ tung sau 10 phút, chạy thật xa mới mong sống sót hãy ghi nhớ

Dấu hiệu khẩn cấp chứng tỏ BÌNH GAS sẽ nổ tung sau 10 phút, chạy thật xa mới mong sống sót hãy ghi nhớ

Dấu hiệu khẩn cấp chứng tỏ BÌNH GAS sẽ nổ tung sau 10 phút, chạy thật xa mới mong sống sót hãy ghi nhớ ngay để đảm bảo an toàn cho cả gia đình.


 

Nếu không muốn 1 ngày xấu trời gia đình mình cũng trở thành nạn nhân giống như những vụ nổ gas, cháy nhà, thiệt mạng được nói nhan nhản trên các mặt báo thì bạn nên nắm chắc những dấu hiệu sắp nổ bình gas sau đây, đừng để mất bò mới lo làm chuồng:

1. Gas bốc mùi

Ngay cả khi không bật bếp mà thấy không gian trong phòng có mùi ga phảng phất hoặc nồng lên thì rất có thể là van gas bị hỏng, đường dẫn khí gas bị rò rỉ, ống gas nối sai khớp.

Nếu thấy khí gas ngày càng nồng nặc, nhiệt độ trong phòng tăng cao ngay lập tức bạn nên mở hết cửa sổ, dùng quạt tay đẩy khí gas ra ngoài. Tuyệt đối không được bật bóng đèn, quạt điện hay bất kì thiết bị nào khác, tránh tia lửa điện của chúng kết hợp với khí gas gây cháy. Tốt nhất, nên sập cầu dao toàn bộ đường điện trong nhà.

Đồng thời, lấy xà phòng bôi vào điểm khí gas bị rò, phun nước vào bình. Nếu thấy bình gas bị biến dạng, phồng lên thì bạn nên ra khỏi đó ngay lập tức bởi nó rất dễ phát nổ (tình trạng này rất ít khi xảy ra) và nhờ cần tới sự trợ giúp của thợ sửa chữa.

2. Lửa phát ra tiếng kêu

Nếu đang đun nấu mà bạn nghe thấy tiếng phù phù thì có thể là gas đã bị rò rỉ hoặc bộ phận không khí, họng lửa lắp không đúng chỗ, khe thoát lửa bị nghẹt. Bạn nên tắt bếp gas, khóa van ngay để tránh tình trạng nổ, hỏa hoạn.

Nếu sau khi điều chỉnh lại vị trí của họng lửa, làm sạch khe thoát lửa mà tình trạng này vẫn không hết thì bạn nên gọi người tới kiểm tra ngay.

3. Ngọn lửa có màu đỏ

Nếu bình gas mới đổi chưa được bao lâu mà ngọn lửa đã có màu đỏ thì nguyên nhân là do gas lẫn tạp chất hoặc lẫn nước, không đảm bảo chất lượng. Rất có thể, bình gas bạn đang sử dụng là sản phẩm của cơ sở lậu, không đảm bảo các tiêu chuẩn về hạn kiểm định vỏ bình cũng như chất lượng gas bên trong. Để đảm bảo an toàn, tránh cháy nổ, nên đổi gas của các cửa hàng uy tín khác.

Ngoài ra, việc gas bị đỏ lửa này còn làm đáy nồi nhanh chóng bị đen, ảnh hưởng tới việc nấu nướng và dọn vệ sinh.

Các vụ nổ khí gas thường xảy ra khi:

– Dây dẫn nối bình gas với bếp được xem là nguyên nhân dễ gây ra cháy nổ gas nhất. Làm từ chất liệu cao su, dây dẫn có thể bị rò rỉ sau một thời gian sử dụng lâu, hoặc do bị gập xoắn, dầu mỡ rơi bắn vào, chuột cắn…

Để đảm bảo an toàn, nên mua dây dẫn chính hãng. Kiểm tra dây thường xuyên, tránh để dây gập, xoắn. Thay mới theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

– Gioăng van không kín, van hỏng, lỏng; các mối nối giữa dây dẫn với bình gas và bếp lỏng lẻo cũng là nguyên nhân gây rò rỉ gas.

Trong trường hợp này cần phải kiểm tra chỗ nối van điều áp và bình hay van với ống dẫn, bằng cách thử bằng bọt xà phòng. Thay van mới nếu nó đã cũ, hỏng và xiết chặt các mối nối để đảm bảo an toàn.

– Không khóa gas sau khi đun nấu hoặc khóa sai quy trình. Nhiều bà nội trợ tắt bếp rồi mới khóa van bình gas, mà không biết gas vẫn còn trong đường ống dẫn. Cũng có những trường hợp chỉ khóa bình gas mà không tắt bếp dẫn tới gas khóa chưa kỹ bị rò rỉ ra ngoài…

Quy trình đúng là khóa van bình lại, sau đó chờ lửa đốt hết phần gas còn trong ống dẫn rồi tắt bếp về đúng vị trí.

– Vô ý khi đun nấu: Đun nấu bằng bếp gas nên tránh gió thổi trực tiếp vào bếp. Không để giấy tờ, giẻ bắc nồi, chai nhựa cạnh bếp để tránh bị bắt lửa. Tuyệt đối không để thuốc diệt côn trùng gần ngọn lửa, không được xịt thuốc dưới gầm bếp hoặc gần bếp lửa đang cháy.

Một lỗi bất cẩn từ người sử dụng nữa là để không chú ý đến bếp khi đun nấu. Nhiều trường hợp quên bếp đang đun, dẫn đến nồi bị cháy khét, để gió tạt hoặc nước trào xuống bếp gây tắt lửa, trong khi gas vẫn bơm ra liên tục mà không được đốt cháy.

Để đảm bảo an toàn, nên đặt bình cách bếp tối thiểu 1-1.5m, ở chỗ thoáng để dễ ngửi được mùi khi có rò rỉ.

– Bình gas, bếp gas cũ, kém chất lượng: Việc nổ gas do bình hiếm xảy ra, trừ trường hợp bình gas bị sang chiết trái phép, không đảm bảo chất lượng, bình đã quá hạn sử dụng nhưng không được thu hồi về nhà sản xuất mà vẫn quay vòng. Nổ gas do bếp cũng ít xảy ra, nhưng việc đun nấu bằng các bếp đã cũ, hoen rỉ, bếp để bẩn, mâm chia lửa sai khớp… cũng dễ dẫn đến rò rỉ gas, gây nguy hiểm.

Để đảm bảo an toàn, người dân nên mua bình gas, bếp gas mới của các thương hiệu. Vệ sinh bếp gas sạch sẽ, thường xuyên sẽ giúp tiết kiệm gas và phát hiện các trục trặc nếu có.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *