Kết hôn là sự kiện trọng đại của đời người, không chỉ liên quan đến hạnh phúc cuộc đời của bản thân mà còn liên quan đến sự phát triển của thế hệ mai sau nên người xưa đặc biệt coi trọng việc cưới xin.
Thời xưa ở Trung Quốc có câu: Lấy vợ chọn người có đức mà không dâm, lấy chồng thì chọn người có một lòng một dạ chứ không tham lấy của cải. Chẳng hạn, nhà giàu, quý tộc thời xưa rất đặc biệt coi trọng gia đình gia giáo môn đăng hộ đối, không nên “vơ bèo vạt tép” bởi hôn nhân là việc trọng đại, nhất là chọn vợ phải chọn người xứng đôi vừa lứa, có đủ các đức hạnh. Chính vì hôn nhân là việc quan trọng nên bất kể ở thời đại nào cũng có thể áp dụng câu nói trên.
Kết hôn là sự kiện trọng đại của đời người, nên người xưa đặc biệt coi trọng việc chọn vợ chọn chồng để cưới.
Ví dụ như việc Võ Đại Lang trong “Thủy Hử” lấy được Phan Kim Liên xinh đẹp làm vợ khiến nhiều người phải ghen tị. Nhưng kết quả là nàng ta tuy là người có sắc nước hương trời nhưng lại là người dâm tà, nên cuối cùng trở thành ác phụ nổi tiếng.
(Ảnh minh họa)
Bản chất con người ai cũng có lòng mong được lợi, tránh thiệt thòi, nhưng người xưa khuyên khi lấy vợ thì chọn người có đức, chứ không phải dâm, như thế mới là điều tốt. Tuy nhiên, ngoài đời nhiều người luôn mong lấy được người tài đức vẹn toàn nhưng không ngờ lại chọn phải cái hại mà bỏ qua cái lợi, tại sao lại như vậy?
Khi nói về bản chất, con người luôn tìm kiếm ưu điểm và tránh nhược điểm, nên mọi người đều biết rằng sắc đẹp thực ra là một loại lợi ích. Loại lợi ích này có thể nhìn thấy rõ ràng và trực quan. Nhưng ngược lại, cái đức mặc dù nó có giá trị hơn, nhưng nó là một lợi ích vô hình, không thể nhìn, cầm nắm được và trong một khoảng thời gian ngắn, lợi ích do đức mang lại thường sẽ không hiển thị ngay.
(Ảnh minh họa)
Tầm nhìn của một người cũng được chia thành dài và ngắn, nếu bạn có tầm nhìn dài hạn, bạn có thể nhìn thấy giá trị ẩn dưới bề mặt, nhưng những người thiển cận, hoặc những người có trình độ tương đối nông cạn thì thường không nhìn nhận thấy giá trị của điều đó ngay lập tức. Trong khi đó, công dụng và lợi ích của cái đẹp đã quá rõ ràng rồi, sắc đẹp là thứ đang ở trước mắt và gần như trong tầm tay khiến người ta không thể không muốn có ngay.
(Ảnh minh họa)
Có một câu thành ngữ là “sắc hư vinh”. Ngay cả những người dù rất hiểu biết, suy nghĩ chín chắn cũng có thể mất đi lý trí và óc phán đoán trước cái đẹp. Và cái quý của đức hạnh, ân nghĩa thì lại dễ bị mờ nhạt trước sự thực dụng, lòng tham. Một người bình thường khi nhìn một chiếc túi da tốt thấy không hấp dẫn bằng chiếc túi kém chất lượng có mẫu mã đẹp long lanh.
(Ảnh minh họa)
Tương tự như vậy, nếu một người phụ nữ không có những giá trị đúng đắn, cô ta sẽ không nghe những câu nói của người xưa vẫn khuyên như “lấy chồng thì chọn người có một lòng một dạ chứ không tham lấy của cải”. Bạn không biết rằng thứ bạn coi trọng là của cải, cũng có lúc bị mất hết, ngày bạn đưa ra lựa chọn sai lầm, bi kịch hôn nhân cũng bắt đầu mở ra.
Vì vậy, một người xinh đẹp chưa chắc đã là người bạn đời lý tưởng. Điều may mắn nhất của một người nằm ở “đức hạnh”. Đức hạnh chính là đạo đức và tính nết tốt. Sắc đẹp rồi cũng sẽ tàn lụi, nhưng là đạo đức tốt thì sẽ tồn tại mãi mãi và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Chảo chống dính mới mua về nhớ làm thêm bước này, chảo siêu bền, dùng 10 năm không hỏng
– Muốn tăng độ bền cho chảo chống dính thì bạn hãy nhớ bước này.
Chảo chống dính là vật dụng quen thuộc ở hầu hết các gia đình. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, đa phần chảo sẽ bị bong tróc phần chống dính hoặc móp méo, nhanh hỏng. Chính vì vậy bạn nên bỏ túi một vài mẹo khi sử dụng chảo chống dính để chảo bền đẹp, kéo dài tuổi thọ của nó. Cách xử lý chảo chống dính mới mua về rất quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn tới tuổi thọ của chảo. Nếu làm thêm một bước này, chảo sẽ bền lâu hơn.
Cụ thể, chảo khi mới mua về bạn không nên dùng ngay mà nên đổ 2/3 nước sạch vào chảo, đặt lên bếp đun tới khi thấy hơi nước bốc lên là được, không cần để sôi hẳn. Có thể thêm vào một lượng cà phê vừa phải để khử mùi hôi khó chịu của lớp sơn chống dính.
Tiếp theo hãy tắt bếp, đổ nước trong chảo đi, đợi cho nguội bớt rồi lấy khăn mềm lau sạch nước còn sót lại. Nếu cho thêm cà phê vào nước, bạn hãy rửa chảo bằng nước sạch rồi hẵng lấy khăn lau khô.
Sau đó, hãy bắc chảo lên bếp và vặn lửa nhỏ nhất, cho một ít dầu ăn vào giấy ăn rồi dùng giấy này lau đều lòng chảo rồi tắt bếp. Lặp lại bước này khoảng 2 lần trước khi nấu, chiếc chảo của bạn sẽ bền hơn, khó bị bong lớp chống dính hơn đấy.
Mẹo hay khi nấu ăn giúp chảo chống dính bền, đẹp hơn
– Cho dầu vào khi chảo chưa quá nóng
Nguyên nhân chính khiến chảo chống dính bị bong tróc lớp chống dính là do nhiệt độ quá cao. Tốt hơn hết, bạn nên đổ dầu vào chảo (đã được lau khô) trước rồi mới đặt lên bếp, không nên đợi chảo nóng rồi mới cho dầu vào.
– Không dùng chảo để nướng hoặc kho
Dùng chảo chống dính để nướng hoặc kho sẽ khiến lớp chống dính của chảo bị kém đi, nhanh hư hại và bong tróc do chịu nhiệt độ cao trong thời gian dài. Vì vậy tốt nhất bạn nên chế biến các món nướng, kho trong nồi thay vì dùng chảo.
– Không sử dụng chảo trong lò nướng
Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất, chảo chống dính hoàn toàn không phù hợp với nhiệt độ cao. Nếu nấu nướng ở nhiệt độ cao, nhất là sử dụng chảo trong lò nướng thì rất dễ làm bong tróc lớp chống dính của chảo, đồng thời thấm vào thức ăn gây nguy hiểm đến sức khỏe người dùng.
– Dùng muôi, đũa gỗ để đảo trộn
Những vật dụng đảo, trộn bằng kim loại như inox, nhôm,… dễ làm trầy xước bề mặt chảo. Trong khi đó chất liệu nhựa lại hoàn toàn không phù hợp với nhiệt độ cao. Cho nên, hãy dùng dụng cụ nấu ăn bằng gỗ để chảo được bền hơn.
– Không rửa khi chảo quá nóng
Bạn không nên rửa chảo chống dính khi mới nấu xong, chảo còn đang nóng. Bởi sự thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của chảo, lớp chống dính dễ bị bong tróc. Tuy nhiên, bạn cũng không nên để chảo bẩn quá lâu, nên rửa ngay khi chảo nguội để tránh cặn thức ăn bám vào gây khó vệ sinh. Ngoài ra, việc để bề mặt chảo tiếp xúc với thực phẩm trong thời gian dài cũng có thể khiến lớp chống dính mau bong tróc hơn.