Một ngày sau khi xảy ra hỏa hoạn khiến 14 người tử vong tại Cầu Giấy (Hà Nội), Đồng Văn Tuấn và Hoàng Tuấn, những người hùng cứu 3 người khỏi đám cháy đã quay lại khu nhà trọ.
Ngày 25/5, một ngày sau vụ cháy thương tâm tại phố Trung Kính (Cầu Giấy, Hà Nội), Đồng Văn Tuấn và Hoàng Tuấn, 2 trong 3 người hùng cùng nhau dũng cảm trèo thang, vung búa tạ phá tường cứu người, đã quay về xóm trọ thắp hương cho những người không may qua đời trong vụ cháy.
Đồng Văn Tuấn (bên phải) và Hoàng Tuấn (bên trái)
Trao đổi với chúng tôi, anh Đồng Văn Tuấn (21 tuổi, quê Trực Ninh, Nam Định) – chính là nam thanh niên đập tường trong đoạn video được chia sẻ, vẫn chưa khỏi bàng hoàng khi nhớ lại khoảnh khắc vụ cháy bùng lên khiến 14 người ra đi mãi mãi:
“Lúc đầu mình lao xuống mượn bình cứu hỏa dập lửa bên ngoài trước nhưng không dập được, ngoài khả năng rồi nên hô người dân cho mượn thang.
Đầu tiên chúng mình đập cửa kính trước, nhưng cửa có song sắt nên bạn ở dưới đưa búa lên để mình đập tường và đưa người xuống. Chúng mình đưa được tổng là 3 người xuống. Lúc đó mình không có suy nghĩ gì cả, chỉ có tâm trí cứu người thôi.”
Cùng hỗ trợ Đồng Văn Tuấn trong việc cứu người là Hoàng Tuấn (21 tuổi), nam thanh niên cho biết, bản thân cũng vô tình có mặt tại vụ việc. Hoàng Tuấn cho hay, khi phát hiện có người ở trên đã truyền búa và giữ thang để Văn Tuấn có điểm tựa đập búa cứu người.
Hai “người hùng” chở nhau đến khu trọ xảy ra vụ cháy để thắp hương cho các nạn nhân xấu số
Hoàng Tuấn cũng chia sẻ, bản thân hiện đang học nghề sau 2 tháng ra quân. Cũng chính điều này đã giúp chàng trai có thêm kỹ năng về phòng cháy chữa cháy cũng như cứu nạn:
“Mình vừa ra quân cách đây 2 tháng nên khả năng thoát hiểm và kỹ năng phòng cháy của mình cũng được đào tạo, giúp mình quen và không sợ.”
Hai bạn cũng chia sẻ, còn có một người bạn khác cũng tham gia giữ thang và khi thấy Văn Tuấn thấm mệt và đau tay cũng đã đề nghị lên thay. Các bạn đã cùng nhau cứu sống 3 người ra khỏi thảm họa.
Đồng Văn Tuấn cũng chia sẻ bản thân là lái xe công nghệ và sống tại khu vực này chưa đến một tháng, không quen biết ai. Vậy nhưng, sau khi bất ngờ trở thành “người hùng” vào đêm hôm qua, Đồng Văn Tuấn đã được nhiều người biết đến. Khi chàng trai xuất hiện ở khu phố, đã có không ít người tới bắt tay cảm ơn.Đối với sự nhiệt tình của mọi người, dù rất biết ơn nhưng Đồng Văn Tuấn vẫn khá ngại ngùng và cũng chia sẻ bản thân trong ngày hôm qua đã tắt điện thoại vì có quá nhiều người gọi tìm:
“Mọi người gọi điện nhiều quá nên em xin mọi người cho em ngủ nghỉ một lúc. Nên em tắt máy để nghỉ ngơi chứ gọi nhiều em không nghe được hết.”=
Nhất định phải trồng rau răm trong nhà, dù nhà chật hẹp cỡ nào sẽ có được công dụng thần kì này
Ít người biết rau răm ra hoa kết quả hằng năm trên những cây không bị cắt, hái ngọn thường xuyên. Cành và lá rau răm vừa là rau quen, vừa là dược liệu quý. Bài viết này sẽ cho bạn biết lí do vì sao nhất định phải có cây rau răm trong nhà?
Theo đông y rau răm có vị cay nóng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng tán hàn, ích trí, minh mục, tiêu thực, sát trùng. Tác dụng của rau răm khi ăn sống ấm bụng, tiêu thực, sát trùng, tán hàn. Rau răm làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt.Đầy hơi trướng bụng, tiêu hoá kém: Dùng một nắm rau răm rửa sạch giã nhỏ vắt lấy nước uống. Bã đem xoa vào bụng (xoa tập trung vào vùng rốn).
Mùa hè say nắng: Giã rau răm tươi, vắt cốt đun sôi uống.
– Chữa kém ăn: Rau răm dùng theo gia vị hoặc sử dụng cả cây 10-20 g sắc uống sau bữa ăn.
– Chữa đau bụng, lạnh bụng, nôn mửa, say nắng, khát nước: Lấy nước ép rau răm tươi thân đỏ 25-30 ml/lần/ngày, uống 2 lần.– Chữa hắc lào, ghẻ lở, sâu quảng: Rau răm toàn cây ngâm rượu. Lấy rượu đó bôi hoặc giã nát xát, còn bã đắp rồi băng lại.
– Chữa bỗng dưng đau tim không chịu nổi: Dùng rễ rau răm 50 g sắc rồi chế thêm một chén rượu vào uống, mỗi lần 1 chén.
– Chữa tê bại, vết thương bầm tím sưng đau: Rau răm tươi giã nát trộn với long não hoặc dầu long não, xoa hoặc băng vào các nơi tê đau.
– Cảm cúm: Rau răm một nắm, gừng sống 3 lát. Hai thứ giã nhỏ vắt lấy nước uống. Hoặc rau răm 20g, tía tô 20g, kinh giới 16g, xương bồ 16g, xuyên khung 10g, bạch chỉ 10g. Kiện 10g. Sắc uống.– Chữa rắn cắn: Rau rắm một nắm giã nhỏ vắt lấy nước cho nạn nhân uống. Bã đắp vào nơi vết cắm băng lại (cần làm sớm thì có kết quả tốt).
– Nước ăn chân: Rau răm giã nhỏ đắp vào nơi bị tổn thương. Hoặc giã nhỏ lấy nước cốt chấm vào nơi bị đau. Ngày 2 lần (giữ cho vết thương được khô ráo để chống bội nhiễm).
Lưu ý: Rau răm không độc nhưng cũng có thể gây họa cho người ăn nếu ăn quá nhiều và thường xuyên. Theo các bác sĩ đông y, ăn rau răm nhiều sẽ sinh nóng rét, giảm tinh khí, thương tổn đến tủy, suy yếu tì,nh d,ục.