Chai nước lọc để trong xe ô tô cũng có thể ‘lấy mạng tài xế’ vì lý do này

Để chai nước lọc trong xe ô tô là thói quen của đa số tài xế. Tuy nhiên thực tế, chai nước lọc cũng có thể gây cháy nổ nếu đặt ở vị trí này trong thời tiết nóng bức.

Trong mùa hè nóng bức hầu như ai đi đâu cũng “thủ” theo một chai nước lọc, tránh trường hợp phải đội nắng đi mua mệt mỏi. Và nếu bạn là một người có ô tô thì tỷ lệ rất cao là bạn có thói quen để chai nước trong xe, đặc biệt là tiện tay để ở phía đầu xe hay bên cạnh ghế lái.

Trong một thí nghiệm của Dioni Amuchastegui – kỹ sư điện tại Idaho (Mỹ), một chai nước có thể tụ nắng và tạo ra nguồn nhiệt vượt 100 độ C. Nếu chiếc chai nước lọc được đặt trên một bề mặt tối (như ghế ngồi chẳng hạn), nguồn nhiệt tạo ra đủ để phát lửa và tạo ra thảm họa.

Trên thực tế, việc chai nước trong xe gây hỏa hoạn cần khá nhiều yếu tố, nhưng không phải vì thế mà nó không xảy ra. Bản thân Amuchastegui trước đó cũng suýt gặp phải một vụ việc tương tự, nên mới quyết định làm thí nghiệm cảnh báo đến mọi người.

src=”http://meovat.tin-que.com/wp-content/uploads/2024/06/chai-nuoc.jpg” alt=”” />

 Đặt chai nước trong xe ô tô có thể gây cháy nổ nếu thời tiết quá nóng. Ảnh minh họa

Thực tế, nếu ở nhiệt độ bình thường thì không sao, nhưng nếu chiếc xe của bạn đang đỗ ngoài trời giữa trưa nắng thì cần phải nghĩ lại. Đúng vậy đấy! Chỉ một chai nước tưởng như vô hại, mà chiếc xe của bạn có thể biến thành… xe lửa theo đúng nghĩa đen.

Lý do là các chai nước thường có bề mặt hình cầu và làm từ nhựa trong suốt. Nếu nó đựng nước bên trong, cái chai có khả năng trở thành một thấu kính hội tụ. Giữa trưa nắng, nhiệt độ trong xe có thể lên tới gần 60 độ C. Ánh nắng từ cửa sổ chiếu qua cái chai sẽ hội tụ vào một điểm và đẩy nhiệt độ lên cao hơn nữa.

Rất nhiều người cho biết, đặt chai nước lên ghế đúng là thói quen mà họ từng mắc phải nhưng chưa từng nghĩ rằng hậu quả có việc này lại nghiêm trọng đến thế. Không chỉ có vậy, theo quan điểm của một số người am hiểu về xe, việc để chai nước trên ghế phụ còn gây ra một nguy cơ nữa, đó là khả năng chai nước lăn khỏi vị trí và rơi xuống chân ga, chân phanh, đặc biệt là chân phanh. Vào thời điểm người lái xe cần phanh gấp mà chai nước lăn xuống, chèn cứng chân phanh, sẽ vô cùng nguy hiểm.

Cũng liên quan tới chai nước lọc để trong xe ô tô, trước đó một nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc uống nước trong chai nhựa để ở nhiệt độ cao trong một thời gian dài có thể gây ra những tác hại khôn lường đối với sức khỏe.

Điều đặc biệt, nghiên cứu này còn nhấn mạnh cụ thể tới trường hợp những chai nước có khi đã để hàng tháng trời ở sau ghế lái ô tô, khi lấy xe mà cảm thấy khát trong người thì bỏ ra uống. Động tác nhỏ này, tưởng là bình thường nhưng thực ra đang phá hoại sức khỏe mỗi ngày.

Cụ thể, theo nghiên cứu này thì khi nhiệt độ bên ngoài ở khoảng từ 80 độ F (27 độ C) – 100 độ F (38 độ C) thì nhiệt độ bên trong xe ô tô, nếu như không có điều hòa giảm nhiệt, có thể đạt ngưỡng từ 130 độ F (54 độ C) đến 172 độ F (77 độ C). Mức nhiệt này thậm chí còn cao hơn nhiệt độ “thấp” của một chiếc lò nướng.

Cũng theo một nghiên cứu từ Viện Hàn lâm nhi khoa Hoa Kỳ, trong điều kiện nhiệt độ gia tăng theo thời gian, sự khác biệt về nhiệt độ rất ít cho dù xe ô tô đang đóng cửa hoặc mở cửa hé. Trong cả hai trường hợp, nhiệt độ trong xe có thể tăng lên tới khoảng 40 độ C trong vòng một giờ, ngay cả khi nhiệt độ bên ngoài là chỉ 22 độ C.

Vậy nên, hãy từ bỏ thói quen này trước khi quá muộn. Hoặc nếu muốn để nước trong xe thì ít nhất hãy nhớ bọc kín nó lại, tránh để ở nơi quá lộ, dễ tiếp xúc với ánh mặt trời.

Thớt gỗ bị m.ố.c đ.e.n đừng rửa bằng xà phòng: Làm theo cách đơn giản này chỉ 5 phút thớt sạch bong như mới

Đừng vội rửa thớt bằng xà phòng khi nó bẩn, mốc. Hãy áp dụng một mẹo nhỏ dưới đây, thớt sẽ sạch như mới sau 5 phút và không bị mốc lại sau một thời gian dài

Người xưa thường nói “bệnh từ miệng mà ra”, do đó một chiếc thớt khỏe mạnh chính là bảo đảm cho chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, khi thời tiết mưa gió, ẩm ướt, thớt gỗ bắt đầu bị mốc nếu bạn không chú ý. Đừng vội rửa thớt bằng xà phòng khi nó bẩn, mốc. Hãy áp dụng một mẹo nhỏ dưới đây, thớt sẽ sạch như mới sau 5 phút và không bị mốc lại sau một thời gian dài.

Một chiếc thớt tốt cũng quan trọng không kém gì những thực phẩm được chặt hay thái trên nó. Dùng thớt tồi có thể khiến lưỡi dao cùn nhanh hơn, làm vi khuẩn lưu trú và sản sinh nhiều hơn. Thớt gỗ rõ ràng là thân thiện với môi trường hơn và an toàn hơn khi sử dụng, nhưng để diệt khuẩn trên mặt thớt không hề đơn giản, nếu bạn không biết cách. Nước xà phòng nóng có thể rửa sạch thớt nhưng lại có thể khiến thốt gỗ bị khô quá, thậm chí cong vênh. Hãy sử dụng những nguyên liệu có sẵn trong nhà bạn mà rất thân thiện với con người

Rửa thớt với giấm ăn, mối, kem đánh răng và baking soda

Chuẩn bị:

– Giấm trắng, muối, kem đánh răng, bàn chải đánh răng, dầu ăn, baking soda.

Cách thực hiện:

Bước 1: Sử dụng giấm trắng và muối khử trùng

Giấm trắng có tác dụng làm mềm mạnh nên có thể làm mềm các vết bẩn cứng đầu trên thớt nên trước tiên hãy đổ một lượng giấm trắng thích hợp lên thớt, để giấm được trải đều trên thớt. Sau đó rắc đều một lượng muối ăn thích hợp lên thớt. Sở dĩ rắc muối ăn là vì muối ăn có dạng hạt, không chỉ có ma sát tốt mà còn có tác dụng sát trùng, khử trùng.

Bước 2: Dùng kem đánh răng và bàn chải đánh răng vào để làm sạch
thot-go-bi-moc-den-dung-rua-bang-xa-phong-lam-theo-cach-nay-chi-5-phut-thot-sach-bong-nhhu-moi_2
Sau đó lấy bàn chải đánh răng cũ và cho một ít kem đánh răng lên. Chà đi cọ lại thớt nhiều lần bằng bàn chải đánh răng, giống như chúng ta đánh răng. Muối và kem đánh răng có khả năng làm sạch rất tốt nên rất hữu ích cho chúng ta trong việc làm sạch thớt, sự kết hợp của cả hai có lực mài mòn mạnh.

Chúng ta chải thớt bằng kem đánh răng, loại kem đánh răng này không chỉ có thể chà sạch bề mặt thớt mà còn có thể làm sạch hoàn toàn các vết dao kéo trên thớt, khiến vi khuẩn và bụi bẩn không có chỗ ẩn nấp, không tì vết. Chúng ta chỉ cần chải vài lần là sạch, sau đó cho vào nước để làm sạch.

Bước 3: Thoa một lớp dầu ăn

Sau khi chúng ta làm sạch thớt, chúng ta cần lau khô thớt. Chúng ta có thể phết một lớp dầu ăn lên bề mặt thớt. Dầu ăn không chỉ có thể bảo dưỡng thớt mà còn ngăn chặn hiệu quả thớt của chúng ta khỏi nấm mốc và nứt nẻ.

Sau đó chúng ta phủ lên thớt một lớp màng bọc thực phẩm và để như vậy trong vòng 4 đến 5 tiếng để dầu ăn thấm đều vào thớt. Đợi hết thời gian tháo màng bọc ra.

Nếu còn quá nhiều dầu ăn trên thớt, đừng dùng nước rửa chén để làm sạch. Thay vào đó, hãy rắc một ít baking soda lên đó để làm sạch. Bởi vì soda ăn có khả năng hấp thụ dầu mạnh nên nó là một trợ thủ đắc lực trong nhà bếp của chúng ta để loại bỏ dầu, sau khi làm sạch như vậy, thớt sẽ không bị mốc trong một năm.

 Rửa thớt bằng chanh, muối và giấm
thot-go-bi-moc-den-dung-rua-bang-xa-phong-lam-theo-cach-nay-chi-5-phut-thot-sach-bong-nhhu-moi_3
Muối đóng vai trò là cái chổi giúp đẩy hết chất bẩn. Trong khi nước chanh diệt khuẩn và khử mùi hôi. Để làm sạch thớt đường kính 22cm, sử dụng 1/3 quả chanh, 1,5 thìa muối và 5 thìa giấm.

Đầu tiên, bạn cần rửa sạch thớt bằng nước, rắc nhiều muối lên và dùng 1/3 hoặc nửa quả chanh chà đến khi sạch.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *