Nỗi bi ai lớn nhất của cha mẹ ⱪhông phải là con cái ⱪhông thành tài, vô dụng ⱪém cỏi. Mà chính là bản thân cố gắng nuôi dưỡng nhưng con cái lại trở thành ⱪẻ vô ơn.
1. Tự trách bản thân ⱪém cỏi, ⱪhông có tiền đồ
Cha mẹ yêu con chính là bản tính trời sinh, nhưng con cái có thương cha mẹ hay ⱪhông lại là bản tính của mỗi người. Có những người lại ghét bỏ đi người sinh thành ra mình chỉ vì họ ⱪhông có quyền quý cao sang, năng lực ⱪém cỏi. Là cha mẹ, dù cho con cái có trách móc thế nào họ cũng chẳng oán giận. Lúc nào chỉ biết đổ lỗi do mình nên con cái mới chịu thiệt.
Các bậc làm cha làm mẹ lúc nào cho rằng mình ⱪém cỏi, ⱪhiến con ⱪhó nhọc. Nhưng thực ra thì lúc nào họ gánh vác trên vai những trọng trách nặng nề thay chúng ta. Bởi thế nãy học cách chăm sóc, báo hiếu cha mẹ. Đó chính là cách trả ơn đúng đắn nhất mà chúng ta cần làm.
2. Sợ gây phiền phức cho con cái
(ảnh minh họa)
Chúng ta lên lớn còn cha mẹ thì ngày càng già đi. Sau này ⱪhi chúng ta cứng cáp, độc lập bước trên đường đời thì cha mẹ lại là người cô quạnh nhất. Trên đời này việc đau lòng nhất chính là người sinh thành ra mình phải sống dè dặt, sợ gây phiền phức cho con cái. Lúc nào họ chỉ biết nhẫn nhịn, giấu diếm. Trong mọi việc, cha mẹ lúc nào bao dung, hiểu chuyện để đổi lấy sự bình yên cho con cái. Lúc nào họ lo sợ mình già yếu vô dụng, gây phiền phức cho con cái.
Nhưng là con người, hãy nhớ cha mẹ là Phật sống trong nhà. Hãy đặt chữ hiếu lên hàng đầu.
3. Sợ nuôi dạy nên đứa trẻ vô ơn
(ảnh minh họa)
Nỗi bi ai lớn nhất của cha mẹ ⱪhông phải là con cái ⱪhông thành tài, vô dụng ⱪém cỏi. Mà chính là bản thân cố gắng nuôi dưỡng nhưng con cái lại trở thành ⱪẻ vô ơn.
Một người sống vô ơn thì trong lòng họ chẳng nhớ được điểm tốt của người ⱪhác. Trong mắt họ lúc nào chỉ nhìn thấy những sai lầm của người ⱪhác.
Cha mẹ đều hiểu sâu sắc đạo lý “nuôi con mà ⱪhông dạy dỗ, ấy là lỗi của cha”. Nên nếu sinh ra đứa con vô ơn thì họ sẽ đau lòng và tự trách mình ⱪhông biết nuôi dạy con. Mỗi người hãy nhớ cha mẹ là người duy nhất trên đời yêu mình bằng cả sinh mệnh. Sinh ân, dưỡng cũng là ân nên ân huệ cha mẹ cả đời này ta trả cũng ⱪhông hết được. Hãy làm đứa con hiếu thuận, dùng cả tấm lòng để yêu thương cha mẹ.
Bỏ пghề diễn saпg Mỹ phụ hồ, dẫn vợ hoa hậu đi th:;ụ t:;inh, tài tử Việt có ‘gươпg mặt Tây’ Đức Tiến làm bố tuổi 40
Sau nhiều năm sang Mỹ, vợ chồng diễn viên Đức Tiến đã có cơ ngơi hoành tráng bên Mỹ, cuộc sống êm ấm cùng cô con gái nhỏ ra đời vào tháng 7/2020.
Diễn viên Đức Tiến tên thật là Hoàng Đức Tiến, snh năm 1980. Anh là người mẫu, diễn viên được khán giả yêu mến giai đoạn 2000-2010 với gương mặt “rất Tây” cùng phong thái lịch lãm. Không chỉ gây ấn tượng trên sàn catwalk, giờ đây Đức Tiến còn chứng tỏ khả năng nghệ thuật của mình trong nhiều lĩnh vực khác như MC, diễn viên, ca sĩ…
Bên cạnh sự nghiệp thành công, chuyện tình đẹp của anh và bà xã Hoa hậu áo dài Dallas Bình Phương được nhiều người ngưỡng mộ. Sau nhiều năm sang Mỹ định cư, diễn viên Đức Tiến vẫn hoạt động nghệ thuật còn Hoa hậu Bình Dương làm việc trong lĩnh vực tư pháp tại một ngân hàng. Tổ ấm hạnh phúc và viên mãn hơn kể từ khi anh lên chức bố ở tuổi 40, con gái đầu lòng Phương Mai chào đời vào tháng 7/2020 bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo.
Làm đủ nghề ở Mỹ để kiếm tiền, thậm chí là phụ hồ
Xin chào anh Đức Tiến, được biết gia đình anh vừa trải qua khoảng thời gian chiến đấu với Covid-19, hiện tại tình hình sức khỏe của mọi người trong nhà như thế nào?
Đợt tháng 8/2020, cả nhà bị bệnh nên căng thẳng và mệt mỏi, nhưng may mắn đều đã khỏe mạnh trở lại. Dù tâm trạng rất lo sợ và hoang mang khi trong nhà còn có con gái nhỏ nhưng gia đình tôi vẫn giữ tinh thần để chiến thắng được căn bệnh này.
Mặc dù tôi đã chích vắc xin và còn trẻ nhưng sức khỏe vẫn bị ảnh hưởng nhiều, nhiều hơn so với người ta nghĩ, tôi phải nhờ em gái xuống chăm cả nhà. Tôi bị cảm, sốt, sổ mũi, lạnh người, không muốn ăn và bị ói khi lái xe, mất mùi vị tôi rất hoang mang. Khi mất vị giác, thế giới này như mất đi 30% vậy đó. Nhìn cả thế giới chỉ có một màu trong suốt. May sao sức khỏe của tôi và cả nhà đều đã nhanh chóng bình phục.
Có một sự nghiệp rất thành công ở Việt Nam, lý do gì khiến anh chọn nước Mỹ là nơi định cư và lập nghiệp? Và sau nhiều năm ở đó, cuộc sống hiện tại của anh ra sao?
Gia đình tôi cũng như bao nhà khác. Hiện bà xã làm bên bộ phận luật của một ngân hàng ở Cali, tôi làm về truyền hình Việt ngữ, làm các show ca nhạc, sự kiện tại Mỹ. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ sang Mỹ định cư, nhưng cuộc sống luôn có những bất ngờ và thay đổi. Khi đó tôi và bà xã đã cưới hơn 2 năm và nhưng vẫn chưa sống chung với nhau. Lúc này bà xã tôi đang ở Mỹ và không về Việt Nam được, tôi thì quá bận với công việc và nhiều thứ khác ở Việt Nam. Nhưng tôi muốn có gia đình, nên phải chấp nhận thay đổi và từ bỏ nhiều thứ. Thế nên tôi sang Mỹ định cư và lập nghiệp ở bên này cùng vợ.
Lựa chọn định cư và làm việc tại Mỹ, anh có khó khăn hay góc khuất nào mà chỉ người trong cuộc mới hiểu?
Khi qua Mỹ để sống, tôi đã từng đi qua đây nên hiểu phần nào cuộc sống Mỹ và ở bang California không dễ dàng. Lúc mới sang Mỹ, tôi phải làm tất cả, cả công việc nhà và bớt kén chọn lại. Xứ Mỹ là nơi cơ hội học, kiếm tiền và tạo dựng sự nghiệp. Tất nhiên sang Mỹ để mưu cầu nổi tiếng thì không trong suy nghĩ của tôi, tôi từng phụ xây dựng, làm giao hàng, làm MC cho nhà chùa, nhà thờ, hội chợ, gây quỹ, đại nhạc hội, rồi làm các đài Việt ngữ… Nhưng công việc nào tôi cũng yêu thích và làm hết mình.
Có tin đồn rằng anh từng kiếm 230 triệu/ tháng cách đây 3 năm, biệt thự anh ở cũng có giá trị hàng chục tỷ đồng, tin đồn này có đúng không?
Đúng là ở Mỹ tôi kiếm được nhiều tiền nhưng lúc nào cũng trong tình trạng thiếu ngủ, mệt mỏi. Sau đó, tôi phải tự động ngưng một số công việc để có thời gian cho gia đình và chuẩn bị cho chuyện có con nữa. Bên đây chỉ cần siêng năng thì lúc nào cũng có việc làm kiếm tiền, nhưng tôi cũng cần thời gian cho bản thân và gia đình.
Vợ chồng cùng làm kinh tế, cùng chăm lo nhà cửa
Anh có thể chia sẻ thêm về thu nhập tại Mỹ và cách anh chị phân chia trách nhiệm tài chính trong gia đình?
Vợ chồng tôi rõ ràng về tài chính và cảm thấy thoải mái vì tự chủ động. Nhà phải có hai cái cột mới vững chắc. Tôi không để vợ gánh vác công việc gia đình một mình. Mọi chi phí trong nhà thì cả tôi và bà xã đều hỗ trợ chi trả. Mỗi khi có việc gì cần chi nhiều hơn và việc nhà cửa, xe cộ… thì tôi luôn là người chủ động và hỗ trợ vợ. Phương có suy nghĩ và lối sống theo kiểu Mỹ, tức là không để dành quá nhiều tiền để phòng khi có việc cần.
“
Không riêng gì vấn đề kinh tế, vợ chồng tôi luôn san sẻ với nhau tất cả mọi việc của cuộc sống, thậm chí tôi luôn chủ động chia sẻ việc nhà. Cô ấy không giỏi nấu ăn, tôi sẽ thay vợ vào bếp. Tôi không giỏi về những việc liên quan đến giấy tờ, cô ấy sẽ đảm nhận.
”
Vợ chồng cùng chung sức giải quyết những việc lớn nhỏ. Chúng tôi có quan niệm ai giỏi việc gì thì làm việc đó chứ không nhất định phải theo kiểu mẫu như vợ chăm lo việc nhà, chồng lo đại sự.
Vợ anh chọn một con đường đi hoàn toàn khác thay vì tham gia các hoạt động nghệ thuật sau khi kết hôn, anh chị có thể chia sẻ lý do không?
Phương đi thi Hoa hậu áo dài Dallas lúc đó chỉ để học hỏi và cho vui sẵn tiện về thăm gia đình tại Việt Nam. Tính cách của Phương thuộc về công việc và cuộc sống khác, không phải của thế giới showbiz, cũng từng đi diễn cùng tôi, gặp gỡ bạn bè và hiểu phần nào công việc giải trí rất khó khăn và phức tạp. Tôi nghĩ Phương không có ý định tham gia showbiz ngay từ đầu, trong nhà thì chỉ nên có 1 người làm giải trí thôi, chứ cả 2 cung trong nghề này sẽ rất mệt mỏi và đi suốt thì gia đình khó bền lắm.
Vợ anh có hay “ghen” không khi chồng thường xuyên vắng nhà, đi diễn khắp nơi?
Thật sự thì cũng có nhiều thứ phải cùng nhau vượt qua như có chung niềm tin tôn giáo, và đương nhiên tôi là người luôn cố gắng chu toàn mọi việc từ bản thân tới gia đình. Chuyện lo lắng ghen tuông tôi đi ra ngoài nhiều lúc đầu cũng có, nhưng sau nhiều năm sống chung và nhiều lần bà xã cùng ra ngoài theo tôi đi diễn, gặp gỡ bạn bè đồng nghiệp của tôi, cô ấy cũng hiểu được đó chỉ là công việc. Nói thật, tôi cũng không có ‘phước‘ đào hoa như các bạn khác nên vợ tôi đặc biệt yên tâm.
Chung sống hơn 10 năm rồi nhưng anh chị vẫn rất tình cảm, có bí kíp nào để giữ lửa hôn nhân hay không?
Tôi và bà xã có quãng thời gian dài tìm hiểu. Hơn ai hết, cô ấy hiểu chồng mình là người thế nào. Những tin đồn về tôi, Phương biết nhưng chưa bao giờ để những ồn ào không cơ sở ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng. Chúng tôi xem tin đồn như chuyện vui chứ không bận tâm. Mỗi khi có xung đột, hai vợ chồng tôi luôn tìm cách chia sẻ và nói rõ suy nghĩ nhau để hiểu và tránh làm rắc rối thêm vấn đề.
Mỗi buổi sáng người chồng hoặc người vợ đi làm thì mình sẽ nói ‘anh yêu em’, ‘lái xe cẩn thận’ và trao một nụ hôn. Tối về thì mọi điều khó chịu hãy để gạt một bên, khi người đó về mình vẫn tươi cười và trao nụ hôn cuối ngày.
Cảm xúc vỡ òa khi 2 lần thụ tinh mới có con
Vợ chồng anh chị có con sau khi kết hôn khá lâu, anh có thể chia sẻ thêm về công tác chuẩn bị để bé Phương Mai chào đời và cảm xúc của anh sau khi có con?
Kết hôn cũng gần 10 năm, sau khi mọi thứ đã ổn định, tôi là người chủ động nói chuyện với bà xã, cần phải tập trung để có con. Công việc mình làm thì làm cả đời, nhưng đối với phụ nữ, việc có con chỉ có thể trong một giai đoạn ngắn cuộc đời, nếu vì ích kỷ đam mê kiếm tiền, kiếm danh tiếng thì già sẽ không thể có con. Tôi hỗ trợ về mọi mặt để vợ tập trung mang thai và có con. Chúng tôi về Việt Nam để thụ tinh nhân tạo, lần đầu tiên chuyển hai phôi là xuất sắc, theo lời bác sĩ thì Phương đi lại bình thường, nhưng 3 tuần sau bay về Mỹ lại thì xác định không đậu thai. Lần thụ tinh thứ hai thì Phương cũng hỏi mấy người đi trước thì đổi phương pháp một xíu.
Thật sự để có kết quả đậu thai thì công sức mình bỏ vô rất là cực. 12 tuần đầu khác với những người mẹ khác, Phương phải vừa uống thuốc vừa tiêm vào bụng của mình một ngày mấy lần.
40 tuổi tôi mới có con, theo ông bà mình cũng là hơi muộn rồi, lúc đó cảm xúc vỡ oà như bao người cha mẹ khác khi thấy con chào đời. Tôi cảm nhận được cuộc sống có nhiều thay đổi, niềm vui và may mắn hơn từ khi có con. Có con rồi tôi mới thấy rõ sự hy sinh to lớn của người phụ nữ, đặc biệt là của người mẹ nên càng thương vợ hơn.
Anh có thể chia sẻ một chút về con gái cưng, bé Phương Mai?
Phương Mai tên ở nhà là bé Mèo (Mèo Mèo), tên tiếng Mỹ là Madison Hoàng, hơn 1 tuổi rồi. Con đã biết nói chập chững baba, mama, aiai để gọi chú chó Husky trong nhà.
Chúng tôi đọc kinh và cầu nguyện suốt ngày đêm để mong con khỏe mạnh khi cả nhà mắc Covid-19. Rất may con đã được bình an.
Phương Mai đã đi học nhà trẻ vì cả ba mẹ đều phải đi làm, ông bà thì ở xa, thuê người đến nhà giữ thì không an tâm bằng ở trường. Đó cũng là thiệt thòi cho bé Mèo, nhưng nhờ Chúa Mẹ thương, con khỏe mạnh, ngoan ngoãn và được nhiều người yêu mến. Mèo ở nhà nói tiếng Việt, đi học thì được cô giáo dạy tiếng Mỹ nên nói được 2 ngôn ngữ.
Thay đổi lớn nhất của anh và chị khi có con là gì?
Từ khi có Phương Mai, cả nhà tập trung hết lo cho con. Thế nhưng có con niềm vui nhân gấp nhiều lần, gia đình vui vẻ sau những tháng đầu căng thẳng do lóng ngóng trong lần đầu làm cha làm mẹ, mọi thứ giờ đã ổn hơn nhiều. Trong tuần tôi và bà xã phải dậy sớm đưa con đi học và đón con về, cuối tuần thì đưa con đi chơi, đi lễ, đi mua sắm… Cuộc sống có con dù bận rộn nhưng ý nghĩa hơn nhiều.
Vừa lái xe vừa khóc trong lần đầu đưa con đi học
Vậy những khó khăn anh chị gặp phải khi nuôi con nhỏ ở Mỹ là gì?
Khó khăn khi nuôi con nhỏ thì bố mẹ nào lần đầu có con chắc cũng phải gặp phải do chưa có kinh nghiệm chăm sóc em bé, cái gì cũng mới mẻ cả nên phải học hỏi, tìm hiểu rất nhiều. Vợ chồng tôi lại ở Mỹ, xa ông bà nội ngoại hai bên, không có nhiều họ hàng ở gần để phụ giúp chăm sóc em bé, từ A tới Z thứ gì cũng phải tự tay mình làm hết.
Thêm vào đó là nuôi bé Mèo trong giai đoạn dịch bệnh nên việc đưa con đi kiểm tra sức khỏe, chích ngừa bị hạn chế, bé cũng không được ra ngoài đi chơi nhiều. Nhưng khó khăn lớn nhất có lẽ là vợ chồng tôi khá bận rộn, phải gửi con đi học từ sớm khi con mới chỉ 1 tuổi nên rất lo lắng cho con. May mắn thay bé Mèo được học ở trường mẫu giáo với cô giáo người Mỹ da trắng rất thương trẻ con và nhiệt tình, động viên vợ chồng tôi rất nhiều nên cũng được an ủi phần nào?
Cho con đi học từ sớm, anh chị có cảm xúc như thế nào? Bé Mèo đi học có hợp tác hay quấy khóc không?
Buộc phải gửi con ở nhà trẻ từ sớm, vợ chồng tôi xót lắm. Tôi nhớ chỉ 1 tuần sau thôi nôi của bé Mèo là đã phải đưa con đi học. Ngày đầu tiên đưa con tới lớp mẫu giáo, tôi chạy ra xe khóc 1 trận rồi vừa lái xe về vừa khóc vì thương con, không dám quay đầu lại nhìn vì con cũng đang khóc. Khoảnh khắc đó đến giờ nhớ lại tôi vẫn còn thấy xúc động.
Mèo cũng không chịu hợp tác trong cả một tuần đầu, ngày nào bé cũng khóc cho sưng mắt, khan cả cổ. Lúc đó mỗi ngày con đi học, vợ chồng tôi sáng tối đều thắp hương cầu nguyện. Sau 1 tuần thì con cũng dần quen, bé Mèo rất mau làm quen và dễ tính nữa nên bây giờ thì bé đi học rất ngoan, cũng học được rất nhiều ở nhà trẻ, bố mẹ cũng yên tâm làm việc.
Cho con đi học từ rất sớm, chắc hẳn anh chị rất đầu tư vào việc nuôi nấng và giáo dục con cái? Nuôi con ở Mỹ có khác ở Việt Nam?
Ở Mỹ, tôi vẫn học hỏi, tham khảo thêm nhiều cách chăm con. Theo truyền thống Việt Nam mình áp dụng vẫn rất hiệu quả, nhưng tất nhiên bên Mỹ có nhiều sự khác biệt, đối nghịch và mình lựa chọn cái nào phù hợp với con.
Tôi cũng không đầu tư giáo dục cho con quá “khủng”, chỉ là sắp xếp nếp sinh hoạt cho con một cách khoa học. Bé Mèo đi học tại trường mẫu giáo, sau khi về nhà được ăn uống, tắm rửa, chơi đùa một chút, rồi đi ngủ sớm. Cuối tuần con có thể chơi đùa bên ngoài nhiều hơn.
Cả hai vợ chồng chị đều có công việc bận rộn riêng, anh chị phân chia trách nhiệm chăm sóc con cái như thế nào? Giữa anh và chị có bao giờ có bất đồng quan điểm trong việc nuôi dạy con cái?
Chúng tôi phân chia nhiệm vụ chính là đưa đón con đi học: Buổi sáng tôi đưa con đi học, chiều bà xã đón về, hỗ trợ nhau nếu có lịch làm việc thay đổi. Tối về thì bé mèo được mẹ cho ăn uống nghỉ ngơi, tôi đi làm về sẽ chơi với con rồi bé đi ngủ.
Bà xã lần đầu làm mẹ và không nhiều kinh nghiệm sống bằng tôi, vì tôi từ nhỏ phải chăm em, rồi lớn đi làm, cuộc sống nhiều va chạm, kinh nghiệm, nên tôi là người quyết đoán, rõ ràng dứt khoát trong mọi chuyện từ chăm con đến việc gia đình, vừa kết hợp khoa học và truyền thống. Chúng tôi không có bất đồng trong quan điểm nuôi nấng con cái, bà xã cũng hiểu được những ưu khuyết điểm của tôi nên sau khi nói chuyện và phân tích thì mọi chuyện trở nên nhẹ nhàng và thấu hiểu lẫn nhau.
Anh chị có đặt kỳ vọng cho bé theo đuổi nghệ thuật hay mong con sẽ phát triển theo đúng định hướng của cha mẹ?
Bé Mèo còn nhỏ nên vợ chồng tôi chưa nghĩ gì xa hơn, bên Mỹ con cái có suy nghĩ rất riêng tư và khó theo ý cha mẹ, nên hầu như con cái lớn tự chọn ngành nghề, tuy nhiên mình vẫn có thể đưa ra cho con nhiều sự lựa chọn.
Bé Mèo có 3 người mẹ đỡ đầu, mẹ Trizzie Phương Trinh là ca sĩ – vợ của Bằng Kiều, mẹ thứ hai là Thanh Mai là một hoa hậu, doanh nhân thành đạt tại Mỹ, và mẹ thứ ba là Quỳnh Hoa là người phụ nữ thành đạt, gia đình hạnh phúc, tấm lòng nhân ái được nhiều người mến mộ tại Cali. Tôi hy vọng có 3 mẹ đỡ đầu, con sẽ có thêm sự tham khảo về người con muốn trở thành khi lớn lên. Giờ chỉ cầu mong ơn trên ban cho con sức khỏe, chăm ngoan và thông minh để sau này lớn lên có cuộc sống nhẹ nhàng như bao người khác.
Trong tương lai, vợ chồng anh chị có ý định có thêm em bé? Nếu có thì sẽ theo phương pháp can thiệp y học hay tự nhiên?
Vợ chồng tôi cũng muốn có thêm một em bé nữa, đang có ý định sang năm vừa hết dịch tính là vừa rồi. Quá trình thụ tinh nhân tạo trước đó ở Việt Nam, chúng tôi có sẵn phôi thai trữ đông ở bệnh viện, giờ chỉ cần sắp xếp công việc ổn định, chuẩn bị sức khỏe cho bà xã thật tốt và đợi tình hình dịch bệnh ổn định sẽ về Việt Nam để thực hiện. Tuy nhiên nếu có con tự nhiên thì quá tốt, tôi quan niệm con cái là lộc trời cho, chúa mẹ ban cho phải “tranh thủ xin” để có đông con vui nhà vui cửa. (Cười)
>Xin cảm ơn anh Đức Tiến về phần chia sẻ!