Vùi tỏi vào thùng gạo nhận ngay lợi ích tuyệt vời, ai không biết thật phí

Việc vùi tỏi vào trong thùng gạo tưởng là hành động vô thưởng vô phạt nhưng thực chất lại mang đến hiệu quả bất ngờ.

Gạo là thực phẩm mà nhà nào cũng có. Chúng ta thường tích trữ gạo trong nhà để tiện sử dụng. Tuy nhiên, việc để gạo lâu sẽ khiến mối mọt dễ xâm nhập vào gạo. Thực tế, bạn vẫn có thể sử dụng được gạo bị mọt nhưng chất lượng, hương vị của nó sẽ giảm đi rất nhiều.

Để ngăn chặn mọt xuất hiện trong gạo bạn có thể thử bỏ tỏi vào trong thùng gạo.
vui-toi-vao-thung-gao-01
Mọt là loại rất nhạy cảm với mùi. Chúng không thích mùi hăng nồng của tỏi. Bạn chỉ cần vùi một vài củ tỏi vào trong thùng gạo là có thể xua đuổi được mọt. Tỏi còn chứa các chất kháng khuẩn, chống oxy hóa tự nhiên giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào tỏi. Thỉnh thoảng bạn nên kiểm tra xem tỏi trong thùng gạo còn tỏa ra mùi thơm không. Nếu không, bạn có thể cần phải thay củ tỏi mới để duy trì hiệu quả. Việc bỏ tỏi vào trong thùng gạo hầu như không làm ảnh hưởng gì đến hương vị của cơm.

Ngoài tỏi, bạn có thể sử dụng các loại gia vị khác như hạt tiêu, hoa hồi để đuổi mọt trong gạo. Chỉ cần bỏ những loại gia vị này vào trong một miếng vải mỏng, buộc lại và bỏ vào thùng gạo. Mùi thơm của chúng tỏa ra cũng sẽ giúp đuổi mọt rất tốt. Sau một thời gian, mùi của tiêu, hoa hồi sẽ giảm đi. Lúc này, bạn cần chú ý thay mới gia vị để duy trì hiệu quả.

Vỏ cam, quýt
vui-toi-vao-thung-gao-02
Vỏ cam, quýt sau khi ăn xong đừng vội vứt đi. Bạn hãy đem phần vỏ này đi phơi hoặc sấy khô rồi thả vào thùng gạo. Vỏ cam, quýt có chứa nhiều tinh dầu và có mùi thơm đặc trưng. Những thứ này sẽ khiến mọt gạo chạy xa, không dám vào thùng gạo nữa.

Muối trắng

Bạn có thể rắc một chút muối trắng vào trong thùng gạo. Mọt ăn phải muối sẽ sợ và tìm cách bỏ chạy. Lưu ý, không nên bỏ quá nhiều muối vì nó sẽ khiến gạo bị mặn và dễ bị ẩm.

Rượu trắng
vui-toi-vao-thung-gao-03
Nếu trong nhà có rượu trắng, bạn có thể tận dụng loại đồ uống này để đuổi gạo. Hãy rót khoảng 50 gram rượu vào một chiếc cốc và đặt vào thùng gạo. Miệng cốc phải cao hơn mặt gạo.

Rượu có tác dụng diệt khuẩn lại dễ bay hơi, giúp xua đuổi một gạo rất tốt mà không làm ảnh hưởng đến hương vị tự nhiên của gạo.

Ngoài các cách trên, bạn cần phải chú ý bảo quản gạo ở nơi khô thoáng và đậy kín nắp thùng gạo sau mỗi lần sử dụng.

Nếu không tích trữ quá nhiều gạo trong nhà, bạn có thể chia gạo vào các hộp hoặc túi zip rồi để vào tủ lạnh để dùng dần. Ở nhiệt độ thấp, mọt gạo cũng không thể sinh sôi.

Khảo sát 100.000 người trong 14 năm, Đại học Harvard: Ăn 28g món này mỗi này sẽ giúp kéo dài 5-10 năm tuổi thọ

Theo nghiên cứu của Đại học Harvard, việc duy trì ăn 28g món này mỗi này sẽ giúp giảm tỷ lệ tử vong xuống dưới 5%.

Theo dõi 100.000 người trong vòng 14 năm, Đại học Harvard phát hiện ra rằng việc ăn một bát cháo từ 28g ngũ cốc nguyên hạt hàng ngày có tác dụng kéo dài tuổi thọ và giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Cụ thể, theo nghiên cứu này, những người có khẩu phần ăn trung bình 28g ngũ cốc nguyên hạt/ngày, nguy cơ tử vong thấp hơn 5%, kéo dài thêm nhiều năm tuổi thọ. Thậm chí nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch giảm tới 9%. Số liệu trên được kiểm chứng sau khi loại bỏ các yếu tố tác động như tuổi tác, hút thuốc và các chỉ số cơ thể.

Khảo sát 100.000 người trong 14 năm, Đại học Harvard: Ăn 28g món này mỗi này sẽ giúp kéo dài 5-10 năm tuổi thọ - Ảnh 1.

Ngoài ra, khảo sát cũng chỉ ra rằng không chỉ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch, việc ăn món cháo này đối với những người có dạ dày yếu còn giúp giảm bớt gánh nặng cho đường tiêu hóa, đồng thời đẩy nhanh quá trình tiêu hóa và hấp thu của cơ thể.

Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả tốt nhất khi ăn món cháo này, hãy ghi nhớ 2 lưu ý của Bác sĩ Tian Yantao – Trưởng Khoa Phẫu thuật Tụy và Dạ dày, Bệnh viện Ung thư, Viện Khoa học Y khoa Trung Quốc:

1. Đừng chỉ ăn mỗi cháo

Thành phần dinh dưỡng của loại cháo này tương đối đơn giản, có đặc điểm là hàm lượng nước cao, ăn xong thường sẽ cảm thấy nhanh no. Do đó, thực đơn hàng ngày không nên chỉ ăn mỗi cháo mà cần bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm để đa dạng nguồn dinh dưỡng với cơ thể. Khi nấu, bạn có thể cho thêm thịt nạc, rau củ, ngũ cốc các loại để tăng giá trị dinh dưỡng và mùi vị cho cháo.

Khảo sát 100.000 người trong 14 năm, Đại học Harvard: Ăn 28g món này mỗi này sẽ giúp kéo dài 5-10 năm tuổi thọ - Ảnh 2.

Không nên ăn kèm cháo với dưa chua hay các loại thức ăn có nhiều dầu mỡ khác vì có thể khiến cơ thể hấp thụ quá nhiều chất béo và muối. Thay vào đó, nên kết hợp với các loại rau củ và thực phẩm giàu đạm như tôm, thịt nạc, thịt bò…

2. Những đối tượng không nên ăn cháo ngũ cốc

Theo bác sĩ Tian Yantao, bệnh nhân đái tháo đường và trào ngược dạ dày tốt nhất không nên ăn món cháo này. Nguyên nhân là vì khi ăn có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao, không tốt cho việc kiểm soát đường huyết. Hơn nữa, cháo sẽ thúc đẩy quá trình tiết axit dạ dày sau khi vào cơ thể, có thể dẫn đến trào ngược axit và làm trầm trọng thêm triệu chứng ợ nóng.

3 loại gia vị là bậc thầy kéo dài tuổi thọ

Bên cạnh những món ăn giúp kéo dài tuổi thọ. Mọi người có thể bổ sung thêm những loại gia vị thân thuộc vào bữa ăn hằng ngày, làm cho các món ăn trở nên hấp dẫn hơn. Dưới đây là những loại gia vị rất tốt cho sức khỏe:

1. Rau mùi

Y học Trung Quốc cho rằng rau mùi có vị cay nồng, tính ấm, tốt cho kinh phổi và tỳ vị. Ăn rau mùi có tác dụng làm ra mồ hôi nhanh và giảm mẩn ngứa. Ngoài ra, mùi thơm của loại rau này còn có thể kích thích vị giác, tăng cảm giác thèm ăn, điều hòa nhu động dạ dày, cải thiện tiêu hóa.

2. Gừng

Khảo sát 100.000 người trong 14 năm, Đại học Harvard: Ăn 28g món này mỗi này sẽ giúp kéo dài 5-10 năm tuổi thọ - Ảnh 3.

Gừng có vị thơm, cay và là vị thuốc tốt cho dạ dày, có công dụng thanh nhiệt, làm ra mồ hôi, giảm nôn mửa, giải độc, làm ấm phổi, giảm ho.Gừng cũng được coi là một loại thuốc tuyệt vời để điều trị ung thư bởi chúng có đặc tính chống viêm và chất chống oxy hóa mạnh mẽ.

Một số hợp chất trong gừng có thể làm giảm hoạt động của tế bào gây thay đổi DNA, hình thành khối u, làm tăng độ nhạy của khối u với các phương pháp điều trị như hóa trị và xạ trị. Ngoài ra, trong gừng còn có chất shogaol giúp chống lại các tế bào gốc ung thư nhưng lại vô hại với các tế bào khỏe mạnh.

3. Hạt tiêu

Theo y học cổ truyền, hạt tiêu có vị cay nồng, có tác dụng trừ hàn, kháng khuẩn, giảm đau, trừ đàm. Cho nên được sử dụng để điều trị các chứng đau bụng do lạnh, tiêu chảy, tay chân lạnh, nôn ói, ho do lạnh… Đây cũng là loại gia vị quen thuộc có tác dụng trên hệ tiêu hóa: tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng trong thức ăn, giúp hạn chế tình trạng chán ăn, ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, khó chịu dạ dày.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *