Hoa hậu Mỹ bị chồng triệu phú ly dị vì ngầm làm “gái gọi” suốt nhiều năm là ai?

Một bác sĩ phẫu thuật hàng đầu người Mỹ, gần đây đạt thỏa thuận ly dị vợ hoa hậu với cáo buộc vợ có cuộc sống hai mặt, bí mật bán dâm suốt nhiều năm.

Ngay trước phiên tòa xem xét đơn ly dị ở quận Manhattan, New York vào ngày 26.7, bác sĩ Han Jo Kim và vợ Regina Turner, 32 tuổi, đã đạt thỏa thuận ly dị sau 6 năm chung sống, theo The Sun.

Hoa hậu Mỹ bị chồng triệu phú ly dị vì ngầm làm

Bác sĩ Han Jo Kim kết hôn với hoa hậu Regina Turner năm 2015.

Regina Turner chiến thắng trong cuộc thi sắc đẹp bang Connecticut năm 2011. Ở thời điểm đó, Turner nói cô từng tham gia khóa học về chuyên ngành nha khoa tại trường Cao đẳng Cộng đồng Tunxis ở Farmington.

Turner từng nói cô mong muốn trở thanh nha sĩ, giúp đỡ những gì có thể cho người dân các quốc gia nghèo khó.

Hoa hậu Mỹ bị chồng triệu phú ly dị vì ngầm làm

Turner từng chiến thắng trong cuộc thi sắc đẹp bang Connecticut năm 2011.

Đoạn video quay cảnh Turner đăng quang ngôi hoa hậu, có đoạn mô tả: “Regina Turner, cao 1m70, mắt nâu, con gái của Joyce và Jeff Turner”.

“Cô mong muốn trở thành nha sĩ, muốn giúp tham gia hoạt động giáo dục trẻ em và đến các quốc gia đang phát triển để đóng góp những gì có thể”, video mô tả.

Turner có sở thích tập thể dục, theo dõi các tin tức thời trang mới nhất và chăm đọc sách. Regina mô tả mình là người ngọt ngào, đầy tham vọng và chu đáo.

Hoa hậu Mỹ bị chồng triệu phú ly dị vì ngầm làm

Sau khi kết hôn, Turner sống hoàn toàn nhờ vào chồng chu cấp.

Không rõ cặp đôi quen nhau như thế nào. Năm 2015, Turner kết hôn với bác sĩ phẫu thuật cột sống Han Jo Kim.

Bác sĩ Kim có sự nghiệp đầy hứa hẹn, kiếm khoản tiền lên tới hàng triệu USD. Theo báo Mỹ New York Daily News, bác sĩ Kim đã không tiếc tiền chu cấp cho vợ.

Năm 2018, bác sĩ Kim kiếm tới 3 triệu USD với tư cách là bác sĩ phẫu thuật. Hai người sống tại căn hộ ở New York có giá 6,5 triệu USD và sở hữu nhiều căn bất động sản có giá trị khác.

Hoa hậu Mỹ bị chồng triệu phú ly dị vì ngầm làm

Turner được cho là đã bí mật làm gái gọi từ trước khi kết hôn với bác sĩ Kim.

Tháng 1.2021, Turner từng thừa nhận cô sống hoàn toàn nhờ sự chu cấp của chồng. Trong các bức ảnh đăng tải trên Facebook, Turner chia sẻ hình ảnh cùng chồng đi du lịch Hy Lạp và Pháp. Các bạn bè của cô bình luận rằng “trông hai người là cặp đôi hoàn hảo”.

Trong đơn ly hôn nộp lên tòa án tối cao quận Manhattan, bác sĩ Kim nói mình là nạn nhân của một vụ lừa đảo. Bác sĩ Kim phát hiện cuộc sống hai mặt của vợ vào tháng 12.2020, trong đoạn tin nhắn liên quan đến tình dục của vợ với một người đàn ông khác.

Trong đơn ly hôn, bác sĩ Kim khẳng định đến gần đây mình mới biết vợ là gái mại dâm cao cấp, kiếm được tới 700.000 USD là tiền bán dâm, từ năm 2015 đến năm 2021.

Hoa hậu Mỹ bị chồng triệu phú ly dị vì ngầm làm

Turner chấp nhận ly dị trước khi tòa án tối cao quận Manhattan xem xét đơn ly hôn của bác sĩ Kim.

“Trong suốt những năm tháng hôn nhân, cô ta đã lừa dối tôi, che giấu hành vi bán dâm để kiếm tiền”, đơn ly hôn có đoạn viết.

Theo bác sĩ Kim, chuyện này đã xảy ra từ trước khi cả hai kết hôn vào năm 2015. “Nếu biết trước điều đó, tôi đã không bao giờ cưới cô ta”, bác sĩ Kim nói.

Bác sĩ Kim cũng tố cáo Turner nói dối rằng cô từng học Đại học Connecticut trong 3 năm trước khi bỏ ngang để tham gia cuộc thi sắc đẹp.

Tài xế Taxi Xanh SM không có thời gian ăn vì quá đông khách, thu nhập vẫn rủng rỉnh dù phải chia 80% cho công ty

Lượng khách đặt taxi điện rất đều, trong thời gian đầu xảy ra tình trạng quá tải khiến anh Vũ Gia Khánh và các đồng nghiệp phải “căng mình” phục vụ.

Quy trình đào tạo tài xế bài bản

Anh Vũ Gia Khánh (Hà Nội) là một trong những tài xế đầu tiên gia nhập Taxi Xanh SM khi hãng taxi thuần điện đầu tiên khai trương tại Hà Nội từ giữa tháng 4. Từng nhiều năm chạy xe cho các hãng taxi truyền thống, Grab hay lái xe đường dài, anh Khánh muốn tìm kiếm sự thay đổi, quyết định đi nộp hồ sơ xin việc sau khi đọc được quảng cáo tuyển dụng trên mạng xã hội.

Tài xế Taxi Xanh SM: Không có thời gian ăn vì quá đông khách

Sau phần phỏng vấn, kiểm tra thực hành rồi trúng tuyển, anh Khánh trải qua khoá đào tạo bắt buộc của GSM cho các tài xế mới. Anh chia sẻ rất bất ngờ với quy trình “training” của công ty mới. Nhân viên mới được đào tạo từ cách vận hành xe điện, cách thanh toán bằng máy quẹt thẻ đến việc sử dụng app… Tuy vậy, khác biệt lớn nhất của quy trình đào tạo GSM là bài “nâng cao chất lượng dịch vụ”. Tài xế mới được chia sẻ về thái độ, xử sự từ lúc gọi cho khách, nhận cuốc xe thế nào, chào khách, mở cửa xe thế nào. Quy trình rõ ràng được GSM thiết lập giúp khách hàng thoải mái nhất ở trong xe, an toàn trên đường đi và hài lòng khi đến nơi. “Tất cả các khâu đều có hướng dẫn cụ thể, chi tiết cho tài xế”, anh Khánh nói.

So sánh về quy trình đào tạo nhân viên mới của GSM với các công ty vận tải từng làm việc, anh Khánh cho biết ở đây quy củ, chặt chẽ hơn rất nhiều, không “qua loa, ào ào như các hãng khác”.

Bận rộn nhưng hài lòng về công việc

Nhìn lại quãng thời gian hơn ba tháng làm việc ở GSM, anh Khánh nói: “Khi taxi điện ra mắt, được khá nhiều người ủng hộ. Vì thế, lượng khách rất đều. Thường xuyên tôi chạy xe không kịp ăn, không kịp đi vệ sinh. Thời điểm đầu khi chỉ có 500 xe, gần như ngày nào cũng như vậy”.

Được công ty giao một xe VinFast VF e34, trung bình một tuần anh Khánh chạy đủ 7 ngày, để tận dụng hết khả năng của xe. Khi nào có việc bận mới xin công ty nghỉ một hôm.

Tài xế Taxi Xanh SM: Không có thời gian ăn vì quá đông khách

Hiện tại, mức lương cứng của tài xế của Taxi Xanh SM như Khánh khoảng 10-11 triệu đồng một tháng. Tháng nào làm đều không nghỉ, lương cứng được tăng thêm. Ngoài ra, nếu anh Khánh đi làm trong những ngày lễ, tiền lương được nhân theo cấp số nhân, từ 2-3 lần so với bình thường.

Doanh số chạy xe được chia 80% về công ty, 20% cho tài xế, trong 20% đó chi phí để sạc điện chiếm khoảng một nửa. “Ví dụ chạy được một triệu, tài xế được hưởng 20% là 200 nghìn đồng nhưng chi cho sạc điện khoảng 100 nghìn, còn dư 100 nghìn đồng. Hiện tại, tôi hài lòng về thu nhập và công việc hiện tại”, anh Khánh chia sẻ.

Chạy taxi điện mệt mỏi, tốn thời gian tìm trạm, sạc pin?

Liên tục chạy VinFast VF e34 trong mùa hè ở Hà Nội hơn ba tháng qua, anh Khánh chia sẻ thời tiết nóng nực có ảnh hưởng đến hoạt động của điều hoà, nhưng không nghiêm trọng “như trên mạng nói”. Lý giải về việc điều hoà giảm hiệu suất trong ngày nắng nóng, anh Khánh cho rằng hệ thống pin của VF e34 nằm ở dưới gầm xe, nên điều hoà phải chia xuống để giải nhiệt pin. Tuy vậy, xe vẫn đủ mát cho tài xế và những người ngồi trong xe, chỉ không mát sâu như bình thường và không đến mức không thể chịu được”.

VinFast VF e34 có quãng đường chạy công bố 280 km. Tuy nhiên, trong điều kiện chạy dịch vụ “khắc nghiệt” ở nội đô, xe của anh Khánh chỉ đạt con số từ 100 – 150 km cho mỗi lần sạc đầy. Anh lý giải điều này cũng dễ hiểu bởi anh chạy xe liên tục nhưng thời gian tắc đường, chờ đón khách khiến điện năng vẫn tiêu thụ cho điều hoà còn số kilomet không “nhảy”. Có những ngày anh chạy xe gần 10 tiếng đồng hồ nhưng chỉ đi được hơn 100 km.

Tài xế Taxi Xanh SM: Không có thời gian ăn vì quá đông khách

“Tuy vậy, chi phí cho xe điện vẫn tối ưu so với xe xăng. Kể cả với các mẫu xe nhỏ như Hyundai i10 hay Kia Morning, nhiên liệu tiêu thụ khi chạy trong phố vẫn cao hơn 10-15 lít/100 km. Tính ra, số tiền bỏ ra cho nhiên liệu của xe xăng gấp 2-3 lần so với xe điện, thậm chí nhiều hơn”, anh Khánh so sánh.

Hạn chế của xe điện là việc sạc pin cần thời gian và trạm sạc nhưng hiện tại, anh Khánh khẳng định đây không còn là vấn đề với bản thân anh hay các đồng nghiệp chạy taxi điện. Anh cho biết công suất các trạm sạc hiện tại rất lớn. Buổi tối sau khi đi làm về, xe gần cạn pin, anh cũng không cần thiết cắm sạc qua đêm. “Sáng hôm sau trong thời gian ăn sáng, uống trà, tôi có thể sạc đầy pin xe trong khoảng một tiếng nếu pin cạn nhiều. Nếu pin còn trên 20%, xe chỉ cần sạc 40-45 phút là tôi có thể đi đón khách luôn”, tài xế này chia sẻ.

Điều anh Khánh chưa hài lòng nhất là ứng dụng gọi xe của GSM còn khá nhiều lỗi, cần fix lại trong thời gian tới. Nhiều tính năng chưa theo được các hãng khác khiến tài xế phải đi đón khách rất xa, kể cả trong khung giờ cao điểm. Việc thay đổi điểm đến điểm đi mới được cập nhật, điều hướng vẫn chưa ổn khiến các cuốc “nổ” chưa chính xác. Ngoài ra, khi tài xế thao tác để nhận khách vẫy (khách bắt xe trên đường), app vẫn “nổ” các cuốc xe đặt online.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *