Ông bố mù ở Nghệ An lần lượt sinh và nuôi 7 con gái học hành thành tài. Ở tuổi U70, vợ chồng ông đang tận hưởng “trái ngọt” sau năm tháng vun trồng.
Đầu tháng 6/2024, chị Võ Ly (30 tuổi, Hà Nội) về Nghệ An thăm cha mẹ và tụ họp cùng chị em. Chị Ly có 6 chị em gái, trong đó 4 người sống ở quê, 2 người ở Nha Trang (Khánh Hòa).
Dịp hè, 7 chị em chị Ly hẹn nhau đưa cha mẹ đi du lịch. Năm nay, cả nhà chị tận hưởng những ngày hè vui nhộn ở biển Cửa Hội, Nghệ An.
ảnh 1 rể nghệ an.jpg” />Đại gia đình của chị Võ Ly chụp ảnh kỷ niệm dịp tết Nguyên đán
Cha chị Ly là ông Võ Khắc Lương (66 tuổi, Nghệ An), còn mẹ là bà Lưu Thị Lựu (63 tuổi).
Ông Lương bị mù năm 20 tuổi trong thời gian tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Từ một thanh niên có ngoại hình cao lớn, ông trở về quê hương với thương tật và những trăn trở cho tương lai.
Bà Lựu đồng ý lấy ông Lương dù biết rõ phía trước sẽ vất vả, khó khăn. Sau này, mấy cô con gái hỏi, bà chỉ bảo: “Lúc đó, mẹ thấy thương cha chứ không nghĩ gì khác”.
Ông bà lần lượt sinh ra 7 con gái xinh đẹp, ngoan ngoãn. Lúc vợ sinh 3 con gái đầu, ông nhất quyết không cho vợ sinh nữa. Tuy nhiên, bà thương ông là con trưởng, mắt lại mù nên cố kiếm con trai.
“Nói thì sợ người ta gièm pha, không tin nhưng, từ nhỏ đến lớn, tôi chưa thấy cha mẹ cãi nhau bao giờ. Mẹ nghĩ, thương và chiều cha tôi lắm.
Hồi trước, nửa đêm, cha muốn hút thuốc hoặc nghe kể chuyện thì chỉ cần gọi “Lựu ơi” là mẹ tôi bật dậy làm, không cảm thấy phiền hà”, chị Ly 9 7 cô con gái nghệ an.png” />7 con gái xinh đẹp giỏi giang của vợ chồng ông Lươn
Bố mẹ chị Ly có chung quan điểm dù vất vả cũng phải nuôi con ăn học đến nơi đến chốn. Nhờ vậy, 7 con gái đều học hết cao đẳng và đại học.
Ông bà làm nông, thiếu trước hụt sau. Mỗi lần đến kỳ nộp học phí cho con, hai người chạy vạy, vay tiền khắp nơi.
Mặc dù không nhìn thấy, ông Lương vẫn ra đồng làm việc chăm chỉ. Mỗi ngày, bà Lựu đi làm đều đưa chồng theo. Bà đào đất, ông mò mẫm theo sau bốc đất đắp bờ. Bà gom lúa phơi, ông ngồi một chỗ xúc vào bao.
Nhà ở cạnh sông nên ông thường chài tôm cá. Hết chài, ông chuyển sang bắt ốc, mò trai hến.
Sợ ông gặp nguy hiểm, vợ con cản, không cho ra sông. Vậy mà, ngày nào, ông cũng dùng gậy đi dọc bờ sông, không cần vợ theo cùng.
“ảnh 4 7 cô con gái Nghệ An.jpg” />Những bữa cơm rộn rã tiếng cười
7 con gái giỏi giang, hiếu thảo
Thấy cha mẹ vất vả, 7 chị em chị Ly cố gắng học hành, thương yêu, hòa thuận. Ông Lương có cách dạy con sâu sắc, kiệm lời.
Với chị em chị Ly, cha giống như “Google”, các kiến thức địa lý, lịch sử, văn học ông thuộc nằm lòng.
“ảnh 4 rể nghệ an.jpg” />Ông bà có 7 con gái ngoan hiền, 7 chàng rể đoàn kết
Chị Ly tâm sự: “Cha tôi mù nhưng từ lớp 1, lớp 2, tôi đã nghe cha nói: ‘Cầm bút thì nhẹ, cầm cuốc đất mới nặng nên lo học đi con’.
Nhờ cha dạy, mấy chị em tôi không có ai phải lao động tay chân nặng nhọc. Ai cũng có việc làm ổn định, tôi làm thẩm mỹ, chị gái thứ 2 có 3 cơ sở kinh doanh trầm hương…
Nhà đông chị em, kỷ niệm kể mãi không hết, có cãi nhau nhưng chỉ vài chuyện nhỏ. Cha mẹ giải quyết khéo léo, mấy chị em thêm thương chứ không giận hờn”.
Các con khoảng 24 – 27 tuổi, cha mẹ giục lấy chồng. Vậy là mấy chị em chị Ly lần lượt rời nhà. Đến lúc con gái sinh con, vợ chồng ông Lương lại “chạy sô” chăm cháu ngoại.
Năm 2019, 5 cô con gái liên tiếp sinh con. Ông bà ra Hà Nội, rồi vào Khánh Hòa, cuối cùng về lại Nghệ An chăm con ở cữ.
Các cháu cứng cáp, ông bà về quê vui thú điền viên. Mỗi năm, các con tụ họp đông đủ 2 lần. Các dịp lễ 27/7, sinh nhật, hè, tết Nguyên đán thì nhà ông bà không bao giờ thiếu tiếng cười.
“ảnh 2 7 cô con gái Nghệ An.jpg” />Vợ chồng ông Lương theo con cháu đi du lịch vào mỗi dịp hè
Mùa hè, ông bà thường theo con cháu “lên rừng, xuống biển” du ngoạn. 7 cô con gái đồng điệu, bày đủ trò cho cha mẹ vui.
Bao năm làm lụng nuôi con, ông bà không tích góp cho tuổi già. May thay, 7 “trái ngọt” ông bà gieo trồng vô cùng hiếu thảo. Năm nay, mấy chị em chị Ly cùng nhau làm nhà mới cho cha mẹ.
ảnh 1 7 cô con gái Nghệ An.jpg” />Các con gái xây nhà mới cho vợ chồng ông Lương
Chị Võ Lượng (chị gái chị Ly, hiện sống ở Nha Trang) chia sẻ: “Cha chúng tôi mù nhưng tâm luôn sáng, còn tình yêu của mẹ tận tụy soi đường.
Cha tôi luôn tin tưởng, lắng nghe, thấu hiểu và tự hào về các con! Nhất là, cha chưa từng thấy không có con trai là bất hạnh.
Cha tôi mù, sống trong bóng tối nhưng mãi soi đường cho gia đình ở bất cứ hoàn cảnh nào”.
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Độc lạ nhà hàng Nhật Bản, nơi khách hàng tự nguyện trả tiền để được ‘ăn tát’ đến xây xẩm mặt mày
Với một khoản phí nhỏ, những hành khách đến quán ăn này sẽ được các nhân viên tặng cho một cú tát.
Khác xa với một bữa ăn ngon miệng và cách phục vụ đem lại sự thư giãn, thoải mái cho các khách hàng thì một nhà hàng tại Nagoya, Nhật Bản đang chọn đi theo hướng gần như là ngược lại hoàn toàn.
Theo đó, thay vì dùng một bữa ăn bình thường, các thực khách tới đây sẽ trả cho nhân viên phục vụ một khoản phí chỉ khoảng 300 yên (gần 50.000 đồng) để được trải nghiệm cảm giác được những nhân viên của nhà hàng tặng cho một cú tát vào mặt trước khi dùng bữa.
Cảnh tượng khó tin diễn ra hàng ngày tại một nhà hàng ở Nhật Bản
Trong đoạn video ghi lại cảnh tượng kỳ lạ này, người ta thấy rằng thực khách sẽ ngồi trên một chiếc ghế hoặc đứng thẳng. Sau đó, nữ nhân viên mặc đồng phục của nhà hàng sẽ thực hiện một hoặc vài cú tát vào mặt khách hàng. Thậm chí, trong một số đoạn, có cả khách hàng chấp nhận trả tiền để các nữ nhân viên xếp hàng và lần lượt thực hiện công việc “tát khách”.
Dịch vụ kỳ lạ đã giúp nhà hàng vượt qua cơn khủng hoảng và phát triển cho đến ngày nay
Được biết, quán ăn này có tên Shachihoko-ya nằm ở Nagoya, Nhật Bản. Nhà hàng ban đầu mở cửa vào năm 2012 nhưng đã phải đối mặt với nguy cơ đóng cửa do làm ăn thua lỗ. Tuy nhiên, các nhân viên đã xoay chuyển tình thế bằng cách giới thiệu dịch vụ kỳ lạ này với khách hàng và bất ngờ cải thiện được công việc kinh doanh.
Không chỉ vậy, quán ăn này còn trở nên nổi tiếng đến mức quản lý phải thuê thêm nhân viên nữ để đáp ứng nhu cầu độc đáo của khách hàng. Đáng chú ý, những khách hàng, dù là đàn ông, phụ nữ, người dân địa phương cũng như người nước ngoài đều được cho là thích trải nghiệm này đến mức họ còn gửi lời cảm ơn đến những nhân viên đã phục vụ họ.