Nhiều người khi đưa con sang Mỹ du học, thay vì cho chúng ở nhà host, hoặc đưa vào dorm (dormitory-ký túcxá), lại muốn gửi họ hàng, bà con, vì quan niệm rằng ‘sống chung với họ hàng, vẫn hơn’. Với tấm lòng bao dung, không hề tínhtoán, nhiều người ở Mỹ đã nhận làm ‘guardian’ (ngườigiám hộ), để rồi ….. Tình anh em chấm dứt từ đây!
Ông, bà Minh Nguyễn định cư ở đã được Mỹ hơn 20 năm, nhưng mới chuyển về California được 5 năm. Những lần về Việt Nam chơi, ông bà được người em họ đưa rước, săn đón rất chuđáo.
Lần mới nhất vào năm 2010, khi ông bà Minh về Việt Nam chơi, người em…’gợi ý’:”Chúng em muốn đưa con bé Lan, con gái lớn của em, sang Mỹ du học, nhưng nó mới 14 tuổi, cần người giám hộ (guardian).
Bạn bè em thì có nhiều, nhưng nếu cháu được ở chung với anh chị vẫn hơn, dù sao cũng là họ hàng”.
Cảm kích trước sự nồng nhiệt trước đó của người em, lại không có con, nên ông bà Minh nhận lời nuôi cháu cho đến khi nó 18 tuổi.
Thấy vậy, người em …tiến thêm một bước:”Anh chị đã lo ăn ở, vậy anh chị nhận cháu làm connuôi luôn, để chúng em đỡ khoản họcphí, vì nếu là sinh viên ngoại quốc du học thì học phí mắc lắm!”
Ông bà Minh cho biết trước mắt chỉ có thể làm guardian (người bảohộ) cho đứa cháu, vì Chínhphủ Mỹ đã ngưngchương trình con nuôi (Intercountry Adoptions) từ mấy năm nay.“Dù sao thì đặt chân đến nước Mỹ mà có người lo cho là ok rồi!” Người em nghĩ vậy, và hăng hái lo thủtục cho con gái.
Nghe nói kể từ sau vụ tai tiếng ở Lãnh sự quán Mỹ tại Sài Gòn (cựu nhân viên Lãnh sự quán Mỹ tại Sài Gòn Michael T. Sestak gian lận visa và nhận hốilộ), việccấp visa trở nên khó khăn hơn, ông Minh rất lo lắng. May mắn, đứacháu có kết quảphỏng vấn được cấp visa du học.
Đi làm ở sở, công việc bận rộn, nhưng cứ đến cuối tuần, ông lại lo đi mua giường mới, bàn mới, mền gối mới, và chuẩn bị trang hoàng căn phòng bỏ trống xưa nay, dành riêng cho cô cháu.
Biết cháu từ Việt Nam sang sẽ chưa chịu được cái lạnh vào sáng sớm và tối của Cali, bà Minh chuẩn bị trước nào áo ấm, giày boot,…không thiếu thứ gì. “Nó mà dễ thương, sau này Chínhphủ mở lại chươngtrình con nuôi, mình nhận nó, có đứa thủ thỉ, cũng vui, ông nhỉ”, bà Minh nói với chồng.
Theo thông tin của người em, chuyếnbay sẽ đáp tại LAX vào lúc 9:30 PM, nhưng mới 9:00 PM, ông bà Minh đã có mặt. Thời gian làm thủ tụchảiquan khá lâu, nhưng cuối cùng, ‘bác-cháu’ cũng gặp nhau.
Cô cháu gái học tại một trường tư thục. Buổi sáng, ông Minh đi làm, đưa cháu đi học, chiềutrên đường từ sở làm về thì ghé trường đón cháu. Bà Minh là chủ một tiệm nail, cứ rảnh tay, bà lại lo đi chợ để tối về cơm nước cho cháu.
Đưa đón cháu đi học hàng ngày.
Không lâu sau ngày đón nhận cô cháu gái từ Việt Nam sang, ông bà Minh bắt đầu xảy ra các cuộccãi cọ, mà chủ đề luôn bắt nguồn từ ‘cô cháu gái”.
Khởi đầu là chuyện cô cháu gái luôn kè kè cái iPad bên mình, hết nói chuyện với bà ngoại, bố mẹ, đến nghe nhạc, chơi game,…bà Minh muốn ‘huấnluyện’ cho cháu từ những việc lặt vặt như quét nhà, tưới cây,…nhưng ông Minh lại cho rằng:
”Nó còn nhỏ, mà chuyện chẳng đáng, kêu nó làm, lại mang tiếng bên Việt Nam là nó sang đây bị hai bác bắt làm việc.”
Cô cháu không thèm dùng chiếc phone cũ mà ông Minh đã nạp sẵn tiền để “có chuyện gì gấp thì liên lạc với bác”, mà đòi mua iPhone. Chiếc laptop hiệu HP thì cô cháu gái chê là ‘máy cũ, chạy chậm lắm’, và đòi mua Macbook.
Ông bà Minh không đồng ý, nói:”Cái phone chỉ dùng để liên lạc, còn muốn vào Internet thì cháu đã có iPad, thì cần gì iPhone? Cháu còn đi học, cần gì máy Mac?” Nhưng vài tuần sau, cô cháu gái nhận được một chiếc iPhone, và một cái laptop, và một laptop mới do người bố từ Việt Nam nhờ bạn bè ở Mỹ mua đem đến.
Ông bà Minh quen ăn tối trễ, nhưng cô cháu thì lại…đói bụng sớm, nên ‘cả nhà’ không ăn cơm chung.
Thêm nữa, cô cháu chỉ thích ăn thịt mỡ, mắm kho, và các món ăn Việt Nam, còn ông Minh thì bị cholesterol cao nên chỉ ăn cá, thịt nạc, rau các loại. Thấy tình hình ăn uống…căng thẳng, lại lo cô cháu ăn uống không quen, bịbệnh, thì ông bà còn khổ hơn, nên ông Minh quyếtđịnh:
”Sắp tới cháu muốn ăn món gì thì viết ra giấy, bác đi chợ mua cho, rồi tự nấu mà ăn!.” Sau đó, cứ đến cuối tuần, ông Minh lại nhận được một cái list, nào: thịt heo ba rọi, mắm, rau muống, sữa lon đóng hộp,…Ông Minh nghĩ bụng:”May mà nhà mình ở Little Saigon, mới có những món này!”
Chuyện ở sở bận rộn, nhiều tuần ông Minh phải đi làm over time vào thứ bảy, nên không có thời gian đi chợ cho cô cháu, nhưng trong tủ lạnh thì không thiếu món gì, nào là gà nạc, pizza, rau cải, trái cây, kem, sữa chua,…
Bỗng một hôm, ông Minh nhận được email của người em, cho biết mới gửi sang $1,000 để ‘phụ tiền cơm nước’. Nghĩ người em cho rằng ông bà ‘bỏ đói’ cô cháu, nên mới gửi tiền sang, ông bà không nhận, mà trả lại.
Chuyện ăn uống, ông bà Minh chịu đựng được, nhưng chuyện con gái mà ‘lười chảy thây’, có khi cả tuần không thấy mặt mũi nó đâu vì nó cứ ru rú trong phòng riêng, thậm chí không chịu clean up cái rest-room mà chỉ có nó sử dụng, thì ông bà không chấp nhận được.
Ông Minh bèn viết email gửi cho người em, trong đó ngoài những câu chuyện về cô cháu gái ‘dở chứng’.
Tình nghĩa ‘anh-em’ bắt đầu rạnnứt, vì người em ở VN không ‘thông cảm’, mà quay sang ‘chỉ trích’ ngược lại người đã cho con gái mình ăn, ở, bỏ công đưa rước đi học, rồi lại ‘lên lớp day dỗ’, nào là ‘cháu còn nhỏ, trẻ người non dạ, hai bác phải nói với chàu thế này, thế nọ…’, ‘con em em biết, cháu rất ngoan, không biết nói dối,…’,
‘vì anh chị nhận nuôi, nên em mới cho cháu ở Little Saigon, chứ nếu không em đã gửi cháu sang tiểu bang khác’,
Sau nhiều ngày suy nghĩ, nhận thấy không thể ‘hoà hợp’ với cô cháu gái, thậm chí ông bà có nguy cơ dẫn đến lydị, vì cứ cãinhau liên tục, ông Minh quyếtđịnh chỉ nuôi cô cháu đến hết niên học, và không nhận làm guardian sau niên học nữa.
Thấy tình hình ‘không êm’, người em chọn đúng dịp con được nghỉ đông, mua vé bay sang, để tìm nơi nương tựa khác cho con. Qua tận nơi chứng kiến con mình được nuôi nấng đàng hoàng, nhà cao cửa rộng, được đưa đón đi học mỗi ngày, ăn uống không thiếu món gì, mà chợ Việt Nam lại sát bên nhà, đâu đến nỗi bị bỏ đói.
Biết mình sai, nhưng người em vẫn không mộtlời xinlỗi, mà nghĩ rằng có thể tìm được chỗ khác ‘tốt hơn’ để nhờ vả.
Sau hơn 2 tuần dẫn con đi các nơi họ hàng xa gần, bạn bè, cuối cùng không ai nhận nuôi con mình cả, người em trở về xin ‘anh chị cho cháu ở thêm 1 năm nữa’.
Nhưng ông bà Minh đã dứt khoát ‘vì không muốn cháu lỡ dở việc học, nên chúng tôi đã quyếtđịnh lo cho cháu đến hếtniên học.Chú có họ hàng bên vợ, rồi bạn bè đông, thì nhờ họ giúp. Tháng Sáu sang đây rồi đưa cháu đi. Cứ thế mà làm nhé!’
Kể từ ngày đưa ra quyếtđịnh mới, ông bà Minh bớt những cuộc cãivã, cảm thấy thoải mái trong đầu hơn, nhưng tình cảm với người em họ thì…chấm dứt từ đây.
(Câu chuyện có thật được ‘người trong cuộc’ kể lại. Nhân vật trong bài đã được đổi tên)
Chàng trai có bằng thạc sĩ ở Mỹ, đi ʟàm 12 năm vẫn được sếp Hoàng Nam Tiến “xúi” học tiến sĩ: Vì sao?
Đây ⱪhông phải ʟần đầu tiên sếp Tiến ⱪhuyên mọi người tiếp tục sự nghiệp học hành, tất cả đều có ʟý do
Võ Ngọc Duy Quang (33 tuổi đến từ thành phố Hồ Chí Minh) tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị ⱪinh doanh tại đại học Webster (Mỹ), cử nhân Quản trị du ʟịch tại đại học Scross (Úc), tốt nghiệp ngành Quản trị Kinh doanh du ʟịch và ⱪhách sạn tại Viện Quản trị du ʟịch Singapore (TMIS). Bên cạnh hành trình du học ⱪhắp 3 châu ʟục, chàng trai trẻ còn có hơn 12 năm ⱪinh nghiệm ʟàm việc đa vị trí và cấp bậc tại các công ty quốc tế trong ʟĩnh vực ⱪhách sạn, resort, hãng hàng ⱪhông và công ty đối tác, hỗ trợ ⱪinh doanh cho doanh nghiệp (MPO) từ Singapore, Dubai và Thái Lan… Ngoài ra, anh còn có hơn 7 năm ⱪinh nghiệm trong ngành đào tạo.
Dù Duy Quang đã có bằng thạc sĩ, sếp Hoàng Nam Tiến vẫn hỏi: “Có muốn tiếp tục học ʟên tiến sĩ ⱪhông?”. Tình huống này ʟà một điểm nhấn thú vị ở show “Cơ hội cho ai” diễn ra tối qua, 24/11.
Lý do ʟà vì nếu anh có bằng tiến sĩ thì cực ⱪỳ thuận ʟợi để trở thành giảng viên tại đại học FPT.
Nhận ra sếp Tiến hay “xúi” ứng viên đi học, MC Đinh Tiến Dũng ʟiền đối chất và nhận được câu trả ʟời:“Tôi ʟà người đi dạy mà”.