Gửi tiền ngân hàng là 1 hình thức đầu tư tài chính an toàn, nhưng dù thế nào, bạn cũng cần trang bị cho mình kiến thức.
Theo nguồn tin được Ngân hàng Nhà nước công bố vào sáng 8/1/2024, lượng tiền gửi vào ngân hàng của người dân và doanh nghiệp đạt mức cao nhất từ trước tới nay với hơn 13,5 triệu tỷ đồng vào cuối năm 2023, tăng 14% so với năm 2022.
Nếu bạn cũng đang có dự định gửi tiền vào ngân hàng, hãy lưu ý kĩ 4 quy tắc này!
1. Gửi 1 phần tiền trong thời gian dài
Hiện, lãi suất tiền gửi ngân hàng tính tới tháng 5/2024 tuy đã có điều chỉnh tăng nhưng vẫn ở mức thấp. Cụ thể, tính đến giữa tháng 5/2024, hầu hết các nhà băng tái tăng lãi suất đầu vào, với mức cao nhất đang được áp dụng 6,2%/năm kỳ hạn dài.
Còn kỳ hạn tiền gửi 1 – 3 tuần có lãi suất huy động không đổi ở mức 0,5%/năm; kỳ hạn 1- 5 tháng lãi suất tăng từ mức 2,95%/năm trước đó lên 3,25%/năm; kỳ hạn 6 tháng tăng từ 4,6%/năm lên 4,9%/năm, kỳ hạn 7-11 tháng tăng từ 4,4%/năm lên 4,7%/năm, kỳ hạn 12 tháng tăng từ 5%/năm lên 5,3%/năm, kỳ hạn 13 tháng tăng từ 5,2%/năm lên 5,5%/năm, kỳ hạn 15 tháng tăng từ 5,8%/năm lên 6,1%/năm; 18 tháng là 6,2%. Trong khi đó, kỳ hạn 24 – 36 tháng có lãi suất giữ nguyên ở mức 5,5%/năm.
Với con số này, kênh tiết kiệm ngày càng ít hấp dẫn với người tiêu dùng. Từ góc độ của người tiết kiệm, cách tốt nhất để khóa lãi suất hiện tại và ngăn nó giảm là gửi một phần tiền trong thời gian dài. Ngay cả khi lãi suất tiền gửi giảm trong thời gian gửi tiền, khoản tiền của bạn vẫn sẽ không bị ảnh hưởng nhiều.
Ảnh minh họa
2. Thời gian gửi tiền nên dàn trải
Bạn không thể tiết kiệm hết số tiền gửi ngắn hạn trong 3 tháng, nếu không bạn sẽ mất rất nhiều tiền lãi. Và bạn cũng không nên gửi toàn bộ số tiền của mình dưới dạng tiền gửi dài hạn, điều này sẽ khiến tính thanh khoản kém và bạn có thể cảm thấy bối rối, lo lắng khi cần tiền gấp.
Cách tốt nhất là giữ một phần tiền cho những nhu cầu khẩn cấp. Theo đó bạn chia số tiền của mình ra làm 3 phần: Giữ một phần trong 3 tháng, giữ một phần trong 1 năm và giữ một phần trong 3 năm. Cả tiền gửi dài hạn và ngắn hạn đều được trang bị để tính đến cả khả năng sinh lời và tính thanh khoản.
3. Không gửi tiền chỉ vào một ngân hàng
Mặc dù tiền gửi ngân hàng có rủi ro thấp nhưng chúng vẫn luôn có rủi ro. Cách tốt nhất để kiểm soát rủi ro không phải là bỏ tất cả trứng vào một giỏ mà hãy chia tiền gửi thành nhiều phần và gửi chúng vào các ngân hàng khác nhau, với số tiền gửi không vượt quá 2 tỷ đồng. Điều này có thể phân tán rủi ro và cũng mang lại sự bảo vệ cho khoản tiền mà bạn gửi.
4. Đừng nhầm lẫn hình thức đầu tư tài chính của bảo hiểm với tiền gửi
Gửi tiết kiệm ngân hàng là hình thức đầu tư tài chính an toàn và phổ biến nhất hiện nay bởi sự tiện dụng và khả năng thanh khoản cao của nó. Ai cũng có thể gửi tiết kiệm vào ngân hàng mà không cần đến vốn kiến thức quá lớn. Tùy vào số tiền tiết kiệm và gói tiết kiệm mà bạn lựa chọn thì lãi suất nhận được từ ngân hàng sẽ khác nhau.
Trong khi đó, lợi nhuận bảo hiểm cũng cao, ít rủi ro nhưng đòi hỏi phải đầu tư lâu dài. Nói chung, phải mất 10 năm đầu tư liên tục mới thu hồi được vốn và phải hơn 10 năm mới thấy được lợi ích rõ ràng. Hãy thật sự cân nhắc và đừng nhầm lẫn giữa 2 hình thức này.