Cảnh báo chiêu lừa mới khiến nhiều người bán hàng ‘ngã ngửa’ vì mất sạch tiền do khách chuyển khoản
Hình thức này dường như khá mới nên nhiều người vẫn chủ quan. Nếu không cẩn thận, bạn sẽ mất sạch tiền dù khách mua hàng vẫn chuyển khoản đấy nhé! Thông tin cảnh báo này đã được báo chí đăng tải rồi, mình chia sẻ lại chi tiết ở bài viết bên dưới cho mọi người cùng biết nhé.
Chiêu thức thứ nhất vô cùng tinh vi
Cụ thể là mới đây, Công an phường Nếnh, thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang đã b/ắ/t giữ đối tượng Nguyễn Văn Phương, ở huyện Phú Bình, Thái Nguyên có hành vi l/ừ/a đ/ả/o c/h/i/ếm /đ/o/ạ/t tiền của những người bán hàng nhận tiền của khách bằng hình thức chuyển khoản
Thủ đoạn của Phương là đến cửa hàng tạp hóa của anh Đỗ Văn T. (ở phường Nếnh) giả vờ nhờ anh T. là cần tiền mặt nên đưa cho mượn, sau đó Phương sẽ thực hiện chuyển khoản trả ngay tại chỗ.
Sau khi anh T. đồng ý, Nguyễn Văn Phương đã dùng app chỉnh sửa ảnh chụp chuyển khoản tiền giao dịch thành công, rồi lừa anh T. đưa tiền mặt cho mình nhằm chiếm đoạt tài sản. Nhận được tiền xong, Phương nhanh chóng rời khỏi cửa hàng.
Ngay sau khi nhận được thông tin, Công an thị xã Việt Yên đã nhanh chóng điều tra xác minh và truy bắt đối tượng.
Theo cảnh báo của cơ quan chức năng, cùng với sự phát triển của công nghệ hiện đại, phương thức thanh toán trực tuyến cũng trở nên khá phổ biến nhưng vẫn còn tồn tại nhiều kẽ hở. Theo đó, đối tượng l/ừ/a đ/ả/o chỉ cần chụp hình ảnh thông báo giao dịch thành công từ app của ngân hàng là dễ dàng tạo được lòng tin của người bán khiến không ít chủ cửa hàng bị “mất trắng” hàng hoá.
Cụ thể, thông qua một số website, các đối tượng tội phạm giờ đây chỉ cần nhập thông tin như số tài khoản ngân hàng của người bán hàng và số tiền cần chuyển là ngay lập tức đã có một bill thanh toán giống biên lai, hóa đơn xác nhận đã chuyển tiền thành công. Đó chính là lý do ngày càng xuất hiện nhiều đối tượng l/ừ/a đ/ả/o với chiêu thức này và cũng đã có nhiều người bán bị l/ừ/a từ vài trăm ngàn đến hàng chục triệu đồng.
Để phòng ngừa tội phạm lợi dụng chiếm đoạt tài sản qua hình thức này, cơ quan công an khuyến cáo, mỗi người dân phải kiểm tra kỹ tài khoản của mình trước khi giao dịch. Với hệ thống công nghệ của các ngân hàng, việc chuyển khoản 24/7, khách hàng sẽ nhận được thông báo có tiền trong tài khoản.
Các chiêu thức ngày càng tinh vi nếu mọi người không thường xuyên cập nhật thông tin thì rất dễ trở thành đối tượng bị lấy tiền, ảnh: dsD
Người tham gia giao dịch nên chờ thông báo đã nhận được tiền từ ngân hàng, thay vì chỉ tin tưởng vào ảnh chụp giao diện chuyển tiền thành công.
Ngoài ra, hình ảnh “giao dịch thành công” bị làm giả có một số đặc điểm khác với hình ảnh từ ngân hàng chính thống về màu sắc, phông chữ, thời gian…
Đặc biệt lưu ý, tuyệt đối không cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu ứng dụng, mã xác thực OTP, email… cho bất kỳ ai kể cả khi người đó tự xưng là nhân viên ngân hàng, cơ quan nhà nước.
Chiêu thức thứ 2 lấy sạch tiền bằng một tờ dán QR
Mới đây, Công an quận Tây Hồ, Hà Nội nhận được trình báo của một siêu thị mini trên địa bàn bị dán đè mã QR code. Khi khách mua hàng thông báo đã thanh toán, nhưng chủ cửa hàng chờ mãi vẫn chưa nhận được tiền và kiểm tra mã QR dán trên kính mới phát hiện bị kẻ gian dán chồng đè mã QR code khác lên để nhận tiền chuyển vào.
Đây là thủ đoạn mới nên nhiều người chưa phát hiện được. Do đó, lực lượng công an đã rà soát trên khắp địa bàn để tuyên truyền, phố biến cho người dân nhận biết, kiểm tra lại nơi dán mã QR code của mình tại cơ sở kinh doanh, tránh mất tiền oan.
Theo khảo sát, tại nhiều cửa hàng tiện lợi, hàng ăn… cũng xảy ra tình trạng trên. Vì vậy, nhiều người kinh doanh đã cảnh giác bằng cách chỉ để khách quét mã trực tiếp trên điện thoại cá nhân, đảm bảo an toàn.
Mã code QR tiện lợi nhưng không phải lúc nào cũng an toàn tuyệt đối, tốt nhất vẫn nên kiểm tra giao dịch thận trọng đối với mọi trường hợp chuyển khoản thanh toán, ảnh: dsD
Ngoài việc lừa đảo qua thủ đoạn dán chồng đè mã QR code, trước đó đã xuất hiện t/ộ/i p/h/ạm dùng app chỉnh sửa ảnh chụp chuyển khoản tiền giao dịch thành công, rồi l/ừa đ/ảo c/hiếm đ/oạt tài sản.
Việc thanh toán phí mua bán, dịch vụ bằng mã QR code, chuyển tiền qua mạng đã trở nên phổ biến hiện nay. Cùng với đó là sự xuất hiện của các hình thức l/ừ/a đ/ả/o mới.
Hiện nay, các cửa hàng thường đặt các mã QR được in và đóng khung đặt trên quầy để khách quét và thanh toán tiền. Một số nơi còn sao thành nhiều bản, dán tại các khu vực trong cửa hàng. Trong hầu hết trường hợp, việc quét mã QR về bản chất là đang thực hiện chuyển khoản ngân hàng.
Lợi dụng phương thức trên, thời gian gần đây tội phạm đã dán chồng đè mã QR code của đối tượng lên mã QR code tại một số điểm mua bán hàng công cộng, siêu thị, cửa hàng… nhằm c/h/i/ếm đ/o/ạ/t tài sản.