7 dấu hiệu cho thấy người giúp việc chăm trẻ “có vấn đề”, mẹ cần phải cảnh giác
Mẹ và béChăm sóc trẻ sơ sinh đúng cáchBé 1 tháng tuổi bị bạo hành ở Hà Nam
Sau sự việc bé 1 tháng tuổi bị người giúp việc bạo hành ở Hà Nam, các bậc cha mẹ cần lưu ý những vấn đề này.
Lựa chọn người giúp việc hỗ trợ chăm trẻ ngày nay đã trở nên vô cùng phổ biến, nhất là với những gia đình trẻ, các bậc phụ huynh đều phải đi làm, thu nhập gấp đôi nhưng thời gian lại hạn hẹp.
Tuy nhiên, việc gửi con cho một “người lạ” cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Nhất là mới đây, sự việc bé 1 tháng tuổi bị người giúp việc bạo hành ở Hà Nam càng khiến nhiều chị em lo lắng.
Dư luận đang vô cùng phẫn nộ trước trường hợp bé 1 tháng bị người trông giữ tại nhà bạo hành.
Trong khi hầu hết người giúp việc chăm trẻ ở Việt Nam chưa phải là vú em được đào tạo bài bản, hầu hết đều được tìm thuê nhờ những nguồn như qua bạn bè, người thân, hàng xóm hoặc trên mạng… thì mẹ càng cần phải để tâm và quan sát, đừng bao giờ phó mặc con hoàn toàn cho người giúp việc.
Nếu thấy những dấu hiệu dưới đây, rất có thể mẹ sẽ phải cân nhắc chuyện thay đổi người giúp việc chăm con:
1. Người giúp việc luôn bẩn, lôi thôi
Nếu người giúp việc không thể duy trì được môi trường hoặc sự sạch sẽ của bản thân, thì khó lòng là người chu đáo cẩn thận, lo lắng được cho trẻ sạch sẽ. Hơn thế nữa, việc người giúp việc kém vệ sinh tiếp xúc với trẻ sẽ mang lại nhiều nguy cơ lây bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của con
Người trông trẻ sạch sẽ mới có thể đảm bảo chăm trẻ tốt. (Ảnh minh họa)
2. Người giúp việc có quan điểm cứng nhắc
Người giúp việc không thể cứ tỏ ra biết cách chăm sóc trẻ mà bỏ qua những yêu cầu của cha mẹ bé. Cha mẹ và người giúp việc cùng chăm sóc bé và rõ ràng, bạn không thể tiếp tục hợp tác và phối hợp tốt trong việc chăm con nếu như không chung quan điểm.
3. Con bắt đầu nói những ngôn từ xấu
Khi trẻ bắt đầu nói một số từ không đứng đắn, hoặc có hành vi không thích hợp mà cha mẹ không hề như vậy, rất có thể con đã “học” được từ người giúp việc.
4. Người giúp việc nói quá nhiều
Một người thích nói, hay nói thì sẽ luôn tìm cách để nói chuyện, “buôn” với những người hàng xóm, hoặc trò chuyện điện thoại cả ngày. Nếu người trông trẻ nói cả ngày, họ đương nhiên không thể tập trung vào đứa trẻ và đảm bảo rằng có thể phản ứng kịp trong trường hợp khẩn cấp.
Nếu người trông trẻ nói cả ngày, họ đương nhiên không thể tập trung vào đứa trẻ. (Ảnh minh họa)
5. Không cung cấp được giấy khám sức khỏe
Để đảm bảo sức khỏe của bé, cha mẹ nên đưa người giúp việc đi khám hoặc yêu cầu giấy khám, bao gồm cả xét nghiệm máu để phòng cách bệnh dễ lây lan cũng như bệnh lậu, giang mai, HPV hay bệnh lay truyền qua đường tình dục khác.
Nếu người giúp việc từ chối đi khám hoặc không cung cấp được giấy khám sức khỏe, mẹ nên suy nghĩ lại.
6. Con thường xuyên gặp phải những chấn thương, vết ngã, xước, bầm tím nhỏ
Chưa cần nghĩ đến chuyện trẻ bị bạo hành, riêng việc con thường xuyên bị chấn thương cũng đồng nghĩa với việc người trông trẻ này không theo dõi sát sao các hoạt động của con, nhiều khi lơ là và để con tự phải chơi một mình.
7. Con không vui khi thấy người giúp việc
Trẻ em thường rất nhạy cảm và không thể giấu được cảm xúc. Nếu ban đầu tiếp xúc với người giúp việc, bé có biểu hiện quấy khóc thì có thể là do chưa quen. Vậy nhưng nếu sau một thời gian dài, con vẫn không thay đổi thái độ, mẹ cần phải cân nhắc lại.
Có thể người giúp việc đó vẫn chăm sóc trẻ tốt và có kỹ năng, nhưng việc trẻ sơ sinh không thấy thoải mái có thể gây ra những căng thẳng tâm lý cho cả hai bên. Bạo hành từ đó cũng xảy ra.
Tin nóng: Bắt khẩn cấp người giúp việc bạo hành bé gái 1 tháng tuổi ở Hà Nam
Chuyên mục Làm mẹ – Nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về chăm, nuôi và dạy con, các căn bệnh liên quan đến trẻ nhỏ.
Mời độc giả gửi những thắc mắc, tâm sự, chia sẻ liên quan đến chủ đề này về địa chỉ lamme@eva.vn để được sẻ chia, nhận tư vấn từ chuyên gia uy tín.
Những thắc mắc của quý độc giả về Sức khỏe trẻ em sẽ được các chuyên gia giải đáp vào 15h30 thứ 2, thứ 4 và thứ 6 hàng tuần trên chuyên mục Làm mẹ –