Thấy cô bạn thích thùng rau mẹ chồng gửi lên như vậy nên tôi không ngần ngại cho luôn, nhưng đến chiều tối cô ấy lại tất tả chạy sang.
Ngay từ lần gặp chồng trong câu lạc bộ ở trường đại học, tôi đã bị vẻ ngoài điển trai, sự năng nổ và tràn đầy năng lượng của anh thu hút. Vậy là từ đó tôi bắt đầu lên kế hoạch “cưa” anh, nhưng dù chủ động thế nào anh vẫn không chịu nhận lời yêu tôi.
Tôi xinh đẹp, là gái thành phố, gia đình có điều kiện, có điểm nào không xứng với anh chứ? Tức tối, tôi hỏi thẳng anh thì mới biết hóa ra anh mặc cảm về hoàn cảnh gia đình, cảm thấy yêu tôi là trèo cao nên không dám với. Bởi anh xuất thân từ nông thôn, điều kiện gia đình không tốt lắm, nhà lại đông anh em. Mãi tới khi tôi nói không quan tâm đến những chuyện bên lề đó anh mới đồng ý yêu tôi.
Sau khi tốt nghiệp đại học hai năm, hai đứa tính đến chuyện kết hôn nên anh đưa tôi về nhà ra mắt. Tuy biết nhà anh nghèo, tôi đã chuẩn bị sẵn tâm lý nhưng khi đến nơi vẫn tôi không khỏi sửng sốt. Căn nhà nhỏ đơn sơ đúng kiểu ngày xưa, thứ đáng giá nhất trong nhà có lẽ là chiếc tivi cũ kỹ và nhà anh vẫn đang nấu bếp củi thay vì bếp gas, bếp điện.
Vì nhà chồng nghèo nên bố mẹ tôi hết sức thông cảm, không yêu cầu sính lễ quá cầu kỳ, chỉ cần một khoản tiền lễ đen nho nhỏ và 5 tráp xin dâu cho đúng lệ là được. Sau khi cưới, bố mẹ mua cho hai vợ chồng tôi một căn hộ trên thành phố để ổn định cuộc sống, vì hai đứa đều làm việc ở đây cả. Cho nên vợ chồng tôi ít khi về quê chồng, chỉ khi lễ lạt hay có việc gì ở nhà mới về thôi. Cũng vì vậy mà tôi ít có cơ hội tiếp xúc với mẹ chồng.
Tuy ít tiếp xúc với mẹ chồng nhưng tôi vẫn thường xuyên gọi điện hỏi thăm bà. (Ảnh minh họa)
Song, tôi vẫn thường xuyên gọi điện về hỏi thăm mẹ chồng, mẹ cũng hay gửi đồ ăn thức uống lên cho vợ chồng tôi, khi thì con gà, khi thì túi rau. Bà nói đồ ở quê đều tươi sạch, không lo phun thuốc, với lại gửi như vậy sẽ giúp vợ chồng tôi tiết kiệm được một khoản tiền kha khá.
Nói thật tôi không thích chút nào vì tôi quen mua rau sạch, đồ đã qua sơ chế ở siêu thị rồi. Còn rau củ mẹ gửi lên thường có sâu hoặc bùn đất bám vào, mỗi lần bà gửi lên là tôi phải nhặt lại rồi bùn đất rơi ra khiến nhà bẩn vô cùng. Nhiều lần tôi nói mẹ rửa sạch rồi gửi, nhưng mẹ nói rửa như vậy thì rau củ dễ hỏng. Tuy không thích nhưng tôi không dám nói thẳng vì sợ mẹ chồng buồn, phật lòng nên đành nhận.
Sáng thứ 7 vừa rồi mẹ chồng lại đóng thùng gửi rau lên, tôi phải chạy ra bến xe lấy. Trùng hợp lúc vừa về đến nhà thì đứa bạn sống cùng khu nhà sang chơi. Thấy tôi mở thùng rau, cô bạn xuýt xoa khen. Thấy cô ấy thích như vậy nên tôi không ngần ngại cho luôn, phần vì tôi ngại bẩn, phần vì vợ chồng tôi mới đi siêu thị mua biết bao đồ ăn gồm cả thịt cá, rau củ chất đầy tủ lạnh, giờ không có chỗ chứa nữa.
Thấy cô bạn thích như vậy nên tôi không ngần ngại cho luôn thùng rau mẹ chồng mới gửi. (Ảnh minh họa)
Đến chiều tối, cô bạn lại tất tả chạy sang đưa cho tôi một túi thuốc lá khiến tôi bẽ bàng, khó hiểu.
– Ôi, tao thấy trong thùng rau có túi thuốc này, trong có tờ giấy ghi thuốc ngâm chân cho con dâu nên tao mang sang trả. Nhất mày đấy, được mẹ chồng lo cho từng tí một, gửi rau sạch rồi còn cẩn thận, quan tâm gửi cả thuốc ngâm chân cho nữa. Ước gì mẹ chồng tao cũng như vậy.
Đúng lúc đó thì chồng về, vừa hay nghe hết câu chuyện giữa tôi và cô bạn. Biết hành động của tôi, anh giận lắm vì cảm thấy vợ coi thường mẹ mình, tôi phải xin lỗi, giải thích mãi anh mới nguôi ngoai. Tối hôm đó tôi gọi điện cho mẹ chồng rồi cay mắt khi nghe mẹ nói:
– Mấy hôm trước mẹ nghe con kêu bị nhức chân nên mẹ gói thêm cho túi thuốc lá. Thuốc này hiệu nghiệm lắm, mẹ ngâm mấy hôm mà đỡ đau chân hẳn, con nhớ dùng nhé. Đợt này gà đẻ được chục quả trứng, biết con thích ăn nên mẹ gói tất gửi cho con đấy, con ăn tẩm bổ nhé, lúc nào có nữa mẹ sẽ gửi tiếp.
Nghe mẹ nói tôi cảm thấy hối lỗi tột cùng. Tôi không dám nói với mẹ chuyện đã cho hết thùng rau mẹ gửi mà không thèm nhìn xem bên trong có gì, nếu biết mẹ sẽ buồn lắm. Tôi chưa lo cho mẹ được ngày nào, còn mẹ lo cho tôi từng chút một vậy mà tôi lại chê bai, tôi đúng là nàng dâu tệ mà. Nhưng cũng may tôi vẫn còn cơ hội sửa sai đúng không?
Kinh nghiệm người xưa: “Lợn không mua thịt cổ, cá không mua cá diếc”, mua ăn có sao không?
“Thịt lợn không mua thịt cổ, cá không mua cá diếc” là một trong những kinh nghiệm được lưu truyền rộng rãi trong dân gian.
Từ xưa đến nay, sức khoẻ luôn là điều con người chú trọng nhất. Ai cũng muốn mua những nguyên liệu ngon, tươi, an toàn cho bữa cơm gia đình. “Thịt lợn không mua thịt cổ, cá không mua cá diếc” là một trong những kinh nghiệm được lưu truyền rộng rãi trong dân gian.
“Lợn không mua thịt cổ”
Kinh nghiệm “thịt lợn không mua thịt cổ” của người xưa phù hợp với quan điểm khoa học hiện đại. Đây là phần thịt nằm ở phía sau cổ của con lợn, có nhiều hạch bạch huyết, nơi chứa nhiều vi khuẩn, virus và độc tố có hại cho sức khỏe con người.
Hơn nữa, thịt cổ lợn cũng có hàm lượng chất béo cao, nếu ăn nhiều sẽ gây tăng mỡ máu, dẫn đến các bệnh tim mạch và tăng nguy cơ đột quỵ, rất nguy hiểm cho sức khỏe con người. Chính vì vậy, người nội trợ nên hạn chế mua thịt cổ lợn về chế biến mặc dù phần này có giá mềm hơn hẳn những phần khác cũng không nên tiếc rẻ.
Theo người xưa, phần thịt cổ có chứa nhiều hạch bạch huyết, nơi chứa nhiều vi khuẩn, virus và độc tố có hại cho sức khỏe con người.
Các chuyên gia thực phẩm cũng khẳng định, cổ lợn là một trong những bộ phận không nên ăn. Khi lợn bị giết, người ta chọc tiết lợn ở vùng cổ nên đây là nơi có rất nhiều máu tích tụ. Cổ cũng là vùng hay bị tiêm thuốc của con lợn, cũng là nơi có số lượng lớn hạch bạch huyết và các tuyến trao đổi chất, cũng là nơi chứa các chất độc cũng như xác vi khuẩn, virus.
Dưới đây là phần thịt của lợn vừa bổ dưỡng vừa ngon, chị em nội trợ nên ưu tiên:
+ Thịt đùi trước của lợn
Thịt đùi trước của lợn là phần ngon nhất chị em nên mua. Lý do bởi thịt đùi chân trước rất mềm, và có hương vị thơm ngon. Loại thịt này dù chế biến theo cách nào thì chất lượng thịt cũng không hề giảm. Mặt khác, do tần suất chuyển động của hai chân trước của lợn tương đối lớn, vì vậy thịt sẽ không tích nhiều mỡ.
+ Thịt vai
Thịt vai là phần nạc xen lẫn vài miếng mỡ mỏng, trông giống như hoa mận nên được gọi là thịt lợn hoa mận. Hương vị của thịt vai tươi và mềm, ít chất béo, dù dùng để ăn lẩu hay chiên đều rất ngon. Hàm lượng dinh dưỡng của thịt vai cao, đặc biệt là protein, lipid, chất béo và các khoáng chất cần thiết khác để phát triển cơ thể, giúp bạn khỏe mạnh.
+ Thịt thăn
Đây là phần thịt nạc heo gần như không có mỡ, các thớ thịt dài và có độ kết dính cao. Phần thịt này được cắt ra từ bắp nằm ở phía trước chạy dọc theo sống lưng và gần phía dưới chân sau của lợn. Phần thịt này không bị tác động nhiều bởi quá trình hoạt động của lợn, do đó thịt mềm, ngon, không có xương và rất dễ cắt.
“Cá không mua cá diếc”
Cá diếc thường có nhiều xương dăm.
Cá diếc được đánh giá là loại cá nước ngọt có thịt mềm, thơm ngọt, lành tính, có lợi cho sức khỏe nhưng lại nhiều xương dăm và rất ít thịt, vì thế người xưa không đánh giá cao loại cá này. Lý do đơn giản nhưng cũng rất thực tế, điều kiện kinh tế ngày xưa rất khó khăn, hầu hết các gia đình thường không đủ điều kiện mua nhiều thịt, cá. Vì thế, khi mua cá, người xưa có xu hướng thường không ưu tiên cá diếc mà thích mua những loại nhiều nạc để cùng một lượng cá, các thành viên trong gia đình gỡ được nhiều thịt hơn, phần vứt đi ít nhất. Vì thế, việc mua cá diếc về ăn bị coi là lãng phí.
Mặt khác, thực phẩm giàu đạm là thứ quý hiếm, thịt, cá hay các đồ ăn ngon thường được dành cho người già, trẻ em là chính. Trong khi đó, cá diếc ít thịt lại còn rất nhiều xương dăm, không phù hợp với người già hay trẻ nhỏ vì nếu bị hóc xương sẽ rất nguy hiểm trong điều kiện y tế còn thô sơ, lạc hậu.
Ngày nay, người dân có điều kiện sống tốt hơn, đối với thực phẩm thì coi trọng nhất là yếu tố dinh dưỡng và hương vị, do đó cá diếc lại rất được ưa chuộng. Trong Đông y, cá diếc vị ngọt, tính bình, có tác dụng kiện tỳ, bổ vị, điều khí, trừ thấp, giúp ăn ngon miệng, phòng chống lạnh bụng, lợi tiểu, cầm máu… Loại cá này còn được dùng chế biến thành những món ăn bài thuốc dành cho phụ nữ băng huyết, thai phụ mệt mỏi do tỳ vị hư yếu nên loại cá này ngày nay lại rất được ưa chuộng.
Như vậy, kinh nghiệm “Thịt lợn không mua thịt cổ, cá không mua cá diếc” mà người xưa truyền đạt chỉ đúng một nửa trong hoàn cảnh hiện nay.