Mải mê chạy theo đồng tiền, mẹ hối hận vì lúc nhận rɑ con có biểu hiện lạ cũng đã muộn màng

 

Mải mê chạy theo đồng tiền, mẹ hối hận vì lúc nhận rɑ con có biểu hiện lạ cũng đã muộn màng

Người mẹ này nhắn nhủ ᵭḗn tất cả các mẹ rằng hãy luȏn sát sao, ᵭṑng hành vì con cần mình hơn tất cả mọi thứ.

Ai cũng muốn có thật nhiều thời gian ở bên cạnh con, nhưng vì cuộc sống, cơm áo gạo tiền mà nhiều bố mẹ phải chọn đi làm xa, mưu sinh để trang trải kinh tế cho gia đình. Lúc này, ông bà hoặc người giúp việc ở bên con nhiều hơn, đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành cũng như tính cách của bé.

Khi con mới được 3 tháng, người mẹ trong câu chuyện dưới đây đã phải đi làm xa. Công ty cách nhà 15km nên thời gian đầu chị đi và về trong ngày, rồi sau đó 1 tuần mới về 1 lần. Xa con lâu, mọi sinh hoạt của bé ở nhà đều phụ thuộc vào bà nội. Bà lúc nào cũng khen cháu ngoan nhưng thực chất là cho cháu cái điện thoại, đến giờ ăn thì bón tận miệng.

Mải mê chạy theo đồng tiền, mẹ hối hận vì lúc nhận ra con có biểu hiện lạ cũng đã muộn màng - Ảnh 1.

Câu chuyện của người mẹ.

Đến khi mẹ phát hiện ra con có biểu hiện lạ thì đã quá muộn, bé lúc này đã lớn hơn, có những hành vi như đánh đập, mất kiểm soát, cần phải đi học can thiệp. Chị cho biết giá như có thể dành thời gian cho con thì những chuyện như thế này sẽ không xảy ra.

“Mình đã cực kì hối hận khi đã quá mải mê chạy theo đồng tiền mà quên mất rằng con cần mình hơn tất cả. Mình viết ra đây chỉ mong qua câu chuyện của mình, các mẹ có thể tránh gặp phải sai lầm không đáng có này, mong đừng mẹ nào toxic mình nhé.

Bé nhà mình năm nay 2.5 tuổi. Sau khi sinh bé được 3 tháng thì mình đi làm và có nhờ mẹ chồng trông giúp. Nhiều khi công ty tăng ca nên cũng chẳng để ý, mình làm cách nhà 15km nên chỉ có thời gian đầu là đi về trong ngày, sau đó là 1 tuần mới về 1 lần vì nhiều khi công ty làm ca đêm. 

Cách đây 5 tháng, mình thấy con có biểu hiện lạ, mình nói chuyện với con mà con chẳng đáp lại cũng như không thèm nghe mẹ nói gì, bé chỉ chăm chăm đòi điện thoại. Đỉnh điểm là mình giật điện thoại của con, con khóc ré lên, gào thét mất ròi lăn ra đất một lúc rồi đứng lên đi đến và tát bốp vào mặt mình 1 cái. 

Mình shock thật sự nhưng mình cũng chỉ nghĩ là con đến tuổi khủng hoảng nổi loạn nên vậy, nhưng mà mình đã nhầm. Bé ở nhà bà lúc nào cũng khen ngoan, không quậy phá nhưng thực ra là ở nhà bà cứ đưa cho cái điện thoại xem cả ngày, đến giờ ăn thì bà bón cho ăn, vừa ăn vừa xem điện thoại, đi bô cũng phải cầm điện thoại, đi ngủ mà tay bé còn cứ lướt lướt. 

Nhiều lúc bé còn chẳng thiết tha gì mẹ cả, chỉ điện thoại mới 2 tuổi mà mắt nhìn đã dại đi. Giờ thấy con như vậy mình hối hận lắm, tự trách bản thân mình vô cùng. 1 ngày có 24 giờ thế mà mình còn chẳng dành ra được nổi 30 phút cho con 1 ngày. Bé nhà mình giờ phải đi học can thiệp 400k 1 buổi, buổi nào học cũng gào thét khóc lóc. 

Mình học cùng con 1 buổi thôi mà đau thắt tim gan. Cuối cùng cô giáo phải động viên mẹ cứ đi về đi, để bé cho chúng em dạy. Nhưng quan trọng là sau này cái khả năng tiếp thu học tập của con cũng bị ảnh hưởng, tâm lý của con cũng vậy, mình hối hận cũng quá muộn rồi, giờ chỉ cố gắng vừa làm vừa dành thời gian bên con chơi đùa hơn.

Mẹ nào có như mình thì rút kinh nghiệm sớm nhé. Cho con đi khám sớm, để chuyên gia đánh giá sự phát triển tâm lý hành vi của con. Tiền đi khám không bằng 1/3 tiền học can thiệp, đừng tiết kiệm cho con các mẹ nhé, để đến như mình, nặng quá mới phát hiện. Hãy luôn sát sao với con, cùng con vui chơi, học tập ba mẹ nhé”, người mẹ này tâm sự.

Mải mê chạy theo đồng tiền, mẹ hối hận vì lúc nhận ra con có biểu hiện lạ cũng đã muộn màng - Ảnh 2.

Mải mê chạy theo đồng tiền, mẹ hối hận vì lúc nhận ra con có biểu hiện lạ cũng đã muộn màng - Ảnh 3.

Mải mê chạy theo đồng tiền, mẹ hối hận vì lúc nhận ra con có biểu hiện lạ cũng đã muộn màng - Ảnh 4.

Chia sẻ từ mọi người.

Dưới phần bình luận, nhiều người vô cùng thông cảm với hoàn cảnh của người mẹ. Đâu ai muốn xa con mà cũng bởi cơm áo gạo tiền khiến họ phải mưu sinh xa nhà. Dẫu vậy, đây cũng là bài học cho bất kì bậc phụ huynh nào, cần phải cố gắng đồng hành, nêu rõ quan điểm chăm sóc và nuôi dạy con cái với ông bà để tránh tình trạng tương tự xảy ra.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *