Thói quen giữ lại đồ ăn thừa của hôm trước, để qua đêm và hâm lại để ăn vào ngày hôm sau rất phổ biến ở nhiều gia đình Việt.
Những món ăn dưới đây không quá xa lạ trong bữa cơm hàng ngày của các gia đình. Tuy nhiên nếu để các món ăn này qua đêm, rất dễ sinh ra độ:c tố gây hại cho sức khỏe, thậm chí là ung thư nếu sử dụng trong thời gian dài.
1. Rau lá xanh
Rau lá xanh cung cấp nhiều lợi ích cho sức khỏe, có thể kể đến như: Cung cấp chất xơ, tăng cường thị lực, giúp xương khỏe mạnh, điều hòa huyết áp, hỗ trợ giảm cân, tốt cho làn da và tiêu hóa, phòng ngừa bệnh tim mạch,..
Tuy nhiên, tốc độ mất chất dinh dưỡng của rau để qua đêm tương đối nhanh, thậm chí là chất dinh dưỡng gần như bị mất đi toàn bộ chỉ sau một đêm. Hơn nữa, nếu không được bảo quản đúng cách, rau lá xanh để qua đêm rất dễ hỏng và tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, gây nguy hiểm cho đường tiêu hóa khi ăn lại vào ngày hôm sau.
Đặc biệt, rau lá xanh để qua đêm rất dễ sinh ra nitrit với nồng độ cao. Việc hấp thụ quá nhiều nitrit trong thời gian ngắn có thể gây ngộ độ:c cấp tính, ảnh hưởng ảnh hưởng đến chức năng của hồng cầu và khiến máu không thể vận chuyển oxy đúng cách tới các cơ quan trong cơ thể.
Tốc độ mất chất dinh dưỡng của rau để qua đêm tương đối nhanh, thậm chí là chất dinh dưỡng gần như bị mất đi toàn bộ chỉ sau một đêm (Ảnh: No Money No Time)
Trong những trường hợp bị ngộ độ:c nitri mức độ nhẹ, người bệnh có thể bị chóng mặt, suy nhược cơ thể, tức ngực, khó thở, buồn nôn và nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, môi và đầu ngón tay chuyển sang màu xanh tím. Ngộ độ:c nitrit nghiêm trọng có thể dẫn tới thiếu oxy lên lão và thậm chí là :tử vong.
Bên cạnh ngộ độ:c thì khi nitrit đi vào môi trường axit của dạ dày sẽ phản ứng với protein mà bạn hấp thụ trong bữa ăn, sự kết hợp này vô tình tạo ra nitrosamine gây ung thư. Khi tiêu thụ một lượng lớn trong thời gian dài có thể gây đột biến tế bào và thậm chí gây ra nhiều loại ung thư khác nhau như ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư gan và ung thư ruột kết .
Liều nitrit đường uống có độ:c tính thấp nhất đối với người lớn là khoảng 300mg – 500mg, nếu nuốt phải 1-3gam có thể gây t:ử vong. Thông thường, hàm lượng nitrit của rau để qua đêm (không bao gồm rau muối và thịt chế biến sẵn) bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh trong 24 giờ sẽ không vượt quá 10mg/kg. Do vậy, hàm lượng nitrit trong các món ăn để qua đêm tuy vẫn còn kém xa mức gây ngộ độ:c cấp tính nhưng nếu ăn thường xuyên thì lại là câu chuyện khác.
Lời khuyên: Các loại rau đã chế biến chỉ có thể an toàn trong 3 tiếng, tốt nhất nên ăn rau xanh tối đa 2-3 giờ sau khi nấu. Khi thừa rau tốt nhất bạn nên bỏ đi, không để qua đêm hoặc hâm nóng lại ngay cả khi đã được bảo quản trong tủ lạnh.
2. Hải sản
Hải sản với giá trị dinh dưỡng cao gồm nhiều protein, omega-3, vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe tổng thể, tốt cho xương khớp, tăng cường sức khỏe tim mạch, tốt cho thị lực, tăng cường trí óc, giảm trầm cảm,…
Hải sản để qua đêm dễ sinh ra độ:c tố gây ngộ độ:c (Ảnh: BBC Good Food)
Tuy nhiên, nếu thực phẩm hải sản để qua đêm trong tủ lạnh, chúng sẽ không còn giữ được các chất dinh dưỡng đó nữa mà chuyển thành chất độ:c hại, ảnh hưởng đến gan và thận. Vì hải sản chứa hàm lượng protein rất cao nên sẽ thu hút vi khuẩn ăn xác thối và tạo ra các mầm bệnh không có lợi cho sức khỏe.
Do đó, khi chế biến, chỉ nên chế biến vừa đủ để tránh ăn đồ thừa rồi vứt đi, rất lãng phí.
Các loại salad trái cây và rau củ (không thích hợp để hâm nóng) khi ở nhiệt độ phòng quá 4 giờ rất dễ sinh ra vi khuẩn gây hại cho sức khỏe gây ngộ độ:c và các vấn đề tiêu hóa khác. Điều này có nghĩa là salad để tủ lạnh qua đêm không đảm bảo an toàn để ăn vào ngày hôm sau, ngay cả khi được bảo quản trong tủ lạnh.
Salad để qua đêm gây giảm sút giá trị dinh dưỡng (Ảnh: Napoli Pizza Hanover)
Hơn nữa, salad để qua đêm cũng mất đi độ tươi ngon và giá trị dinh dưỡng của rau củ trong đó.
Ngoài ba món ăn kể trên thì trứng rán, trứng luộc, nấm và các loại súp hầm trong nồi kim loại như nhôm và inox cũng không thích hợp để qua đêm và ăn vào ngày hôm sau bởi cũng dễ sản sinh ra độ:c tố gây hại cho sức khỏe.