Lòng lợn là món ăn dân dã được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, có một số đối tượng không nên ăn món này để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Những người không nên ăn lòng lợn
– Người bị cảm, mệt mỏi
Các món từ nội tạng lợn thường chứa nhiều cholesterol khó tiêu hóa. Vì thế, người đang mệt mỏi, bị cảm không nên ăn các món như cháo lòng, lòng lợn vì khó tiêu. Ngoài ra, nội tạng lợn không được sơ chế đúng cách có thể chứa nhiều mầm bệnh có thể lây sang người ăn.
– Người có tiêu hóa kém
Ruột của động vật có thể chứa một lượng lớn vi khuẩn E.Coli và các vi khuẩn khác gây ra bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn. Người có đường tiêu hóa kém ăn phải các món làm từ lòng lợn nhưng không nấu chín kỹ hoặc bị nhiễm khuẩn chéo sang các loại thức ăn nước uống khác trong quá trình chế biến thì rất dễ bị các bệnh nguy hiểm như nhiễm ký sinh trùng sán dây, sán chó, giun xoắn, lao, than, lợn đóng dấu… Các bệnh này gây nguy hiểm lớn cho sức khỏe.
– Người thừa cân, béo phì, mắc bệnh tim mạch
Nội tạng động vật chứa nhiều đạm nhưng cũng có rất nhiều chất béo. Đặc biệt, hàm lượng cholesterol trong loại thực phẩm này rất cao.
Người thừa cân, béo phì, người cao tuổi, người mắc bệnh chuyển hóa, xơ vữa động mạch, tiểu đường, gout… cần kiêng tuyệt đối các món chế biến từ nội tạng động vật.
– Phụ nữ mang thai
Các loại nội tạng động vật rất dễ nhiễm vi khuẩn, virus, giun, sán (đặc biệt là nội tạng động vật không rõ nguồn gốc) có thể lây bệnh cho
Lợn nhiễm cầu khuẩn Streptococcus suis (kể cả lợn đã phát bệnh hay lợn mang trùng nhưng chưa có biểu hiện bệnh) trong máu, lòng, ruột và các nội tạng khác đều chứa một lượng vi khuẩn lớn có thể lây bệnh sang cho con người, đặc biệt nguy hiểm với sức khỏe của phụ nữ mang thai và thai nhi.
Một số lưu ý khi ăn lòng lợn
Dù bạn không thuộc nhóm những người phải hạn chế ăn lòng lợn và các loại nội tạng động vật thì cũng cần chú ý một số điều khi ăn loại thực phẩm này.
Theo các chuyên gia, người trưởng thành chỉ nên ăn lòng lợn từ 2-3 lần/tuần, mỗi lần ăn 50-70 gram. Trẻ nhỏ chỉ ăn lòng 30-50 gram mỗi lần và ăn không quá 2 lần/tuần.
Lòng lợn cần được làm sạch sẽ, nấu chín kỹ để tránh gây hại cho sức khỏe.
Nên hạn chế ăn nội tạng động vật không rõ nguồn gốc, chưa chế biến kỹ. Ngay cả khi đã nấu chín và không sử dụng hết, phần thực phẩm còn thừa cần được bỏ đi. Nội tạng động vật để qua đêm rất dễ nhiễm khuẩn trở lại và gây ngộ độc cho người sử dụng.
Máy giặt kêu to, rung lắc mạnh khi vắt: Đừng vội vàng kêu thợ, chỉ cần làm cách này máy chạy êm ru
Với mẹo nhỏ dưới đây bạn có thể dễ dàng khắc phục được lỗi kỹ thuật ky máy giặt kêu to, và rung lắc mạnh chẳng cần tốn tiền gọi thợ.
Đặt máy giặt ở vị trí không bằng phẳng
Nếu máy giặt được đặt trên bề mặt ghồ ghề thì sẽ khiến cho thùng giặt dễ bị nghiêng và lồng giặt sẽ có xu hướng bị va chạm vào phần vỏ máy giặt khi hoạt động, từ đó gây ra tiếng ồn lớn.
Cách khắc phục: Việc của bạn là hãy thử kiểm tra bề mặt của vị trí đặt máy giặt. Nếu không bằng phẳng, thì bạn có thể dời máy giặt sang vị trí khác hoặc kê phần chân máy giặt sao cho thăng bằng. Bạn cũng có thể gia cố lại vị trí đặt máy giặt bằng việc lót ván gỗ cứng hoặc đổ bê tông cứng để đảm bảo bề mặt chắc chắn, không làm ảnh hưởng đến sự hoạt động của máy giặt. Đặt máy giặt ở vị trí không bằng phẳng.
Sử dụng chân máy giặt không chuẩn
Khi máy giặt kêu to rung lắc mạnh thì ngoài kiểm tra độ phẳng của mặt sàn, bạn cũng nên kiểm tra lại phần chân máy giặt – đây là bộ phận gắn với mặt đáy của thùng máy giặt.
Việc bạn sử dụng chân máy giặt không chuẩn hoặc bị hỏng thì chúng sẽ đều là nguyên nhân khiến cho lồng giặt bị nghiêng, từ đó gây ra tiếng rung mạnh khi máy hoạt động. Bạn hãy thử kiểm tra phần chân máy giặt, nếu bị lỏng thì bạn dùng tua vít để siết chặt ốc lại, còn nếu bị hỏng thì bạn nên thay cái mới ngay nhé!
Dàn đồ không đều trong lồng giặt
Mỗi máy giặt có thể đáp ứng khối lượng giặt quần áo khác nhau tùy theo sản phẩm mà bạn đang sử dụng. Vì vậy, bạn không nên cho đồ giặt quá nhiều vào lồng giặt, vượt hơn khối lượng giặt mà máy có thể đáp ứng. Thói quen này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả làm sạch quần áo và độ bền của sản phẩm.
Ngoài ra, việc không phân loại quần áo và dàn đồ không đều dễ làm cho quần áo bị cuộn xoắn vào nhau, rồi có thể bị dồn về một phía trong quá trình giặt, gây lệch tâm và khiến lồng giặt bị nghiêng theo. Vì thế, máy giặt sẽ bị rung lắc mạnh và kêu to khi hoạt động.
Cách làm: Trước khi giặt quần áo bạn nên phân loại quần áo trước khi giặt, vừa đảm bảo chất liệu sợi vải quần áo, vừa giảm thiểu tình trạng xoắn rối sau khi giặt. Kiểm tra lại khối lượng quần áo đem giặt để tránh vượt quá khối lượng giặt của máy. Có thể đặt quần áo cùng chiều vào lồng giặt để góp phần giảm thiểu tình trạng xoắn rối quần áo sau khi giặt.
Có vật thể lạ còn sót lại trong lồng giặt
Việc bỏ sót vật lạ bên trong lồng giặt dễ khiến chúng va chạm vào thành của lồng giặt khi máy hoạt động, từ đó gây ra tiếng ồn.
Thậm chí, những vật bằng kim loại, có độ sắc bén còn dễ làm cho lồng giặt bị trầy xước và hỏng, đồng thời cũng làm ảnh hưởng đến độ bền của quần áo sau khi giặt.
Cách khắc phục: Lúc này bạn hãy kiểm tra lồng giặt và các túi quần áo để đảm bảo không có vật lạ như chìa khóa, bút viết, sỏi đá, kẹp nhôm,… còn sót lại trước khi bạn bắt đầu khởi động máy giặt.
Hư lò xo giảm xóc của máy giặt
Bộ phận giảm xóc máy giặt là thiết bị có tác dụng hấp thu rung động tạo ra từ lồng giặt, giúp giảm chấn động và chống rung lắc. Do đó, khi bộ phận này bị hỏng sẽ khiến cho máy giặt mất đi sự cân bằng, dễ va chạm mạnh khi quay ở tốc độ cao, từ đó phát ra tiếng ồn lớn.
Cách khắc phục: Cái này liên quan tới kỹ thuật nên tốt nhất là bạn nên liên hệ ngay với trung tâm bảo hành sửa chữa để nhân viên kỹ thuật đến kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế mới bộ phận giảm xóc máy giặt.