10 thực phẩm Trung Quốc chuyên gia Mỹ khuyên tránh xa

Dưới đây là 10 thực phẩm “made in China” mà các chuyên gia Mỹ khuyên người tiêu dùng nên tránh:

Ngày nay, có khá nhiều thực phẩm của Trung Quốc được bày bán nhiều tại Mỹ. Những sản phẩm này có giá thành rẻ hơn, tuy nhiên theo như khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng Hoa Kỳ, có thể người tiêu dùng sẽ phải trả một cái giá đắt hơn sau này.

Dưới đây là 10 thực phẩm “made in China” mà các chuyên gia Mỹ khuyên người tiêu dùng nên tránh:

Cá rô phi

80% cá rô phi bán ở Mỹ trên thực tế là của Trung Quốc. Cá rô phi là loại cá ăn tạp, có nghĩa là chúng tiêu thụ tất cả những gì mà chúng tìm thấy.

Nếu cân nhắc đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước như hiện nay ở Trung Quốc thì việc sử dụng bất kỳ loại thức ăn nào được nuôi dưỡng trong môi trường đó sẽ cực kỳ nguy hiểm.

Theo một nghiên cứu, cá rô phi Trung Quốc còn có hại hơn cả thịt xông khói.

Cá tuyết

Một nửa số cá tuyết ở Mỹ cũng là sản phẩm của Trung Quốc. Do vấn đề thức ăn và ô nhiễm ở Trung Quốc khiến loại thực phẩm này cũng không an toàn.

Thậm chí Bắc Kinh cũng đã hạn chế việc xuất khẩu loại cá này.

Nước táo

Có một sự thật là Trung Quốc sử dụng một số loại thuốc trừ sâu nguy hiểm cho hoa quả, trong khi đó một nửa số nước táo ép đóng chai ở Mỹ có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Chính phủ Trung Quốc đã cấm các loại thuốc trừ sâu này nhưng chúng vẫn được lén lút sử dụng. Vì vậy, sẽ an toàn hơn nếu tự làm nước táo tại nhà bằng những quả táo hữu cơ tươi ngon.

10 thực phẩm Trung Quốc chuyên gia Mỹ khuyên tránh xa - Ảnh 1.

Các chuyên gia Mỹ khuyên nên tránh xa một số loại thực phẩm sản xuất tại Trung Quốc.

Nấm đã qua xử lý

34% tất cả các loại nấm đã qua xử lý ở Mỹ đều được nhập khẩu từ Trung Quốc và quá trình xử lý loại thực phẩm này không được nắm rõ.

Vì vậy, các chuyên gia Mỹ khuyên người tiêu dùng nên mua nấm từ các trang trại địa phương ở Mỹ hoặc Canada.

Tỏi

Hơn 31% số tỏi ở Mỹ được trồng ở Trung Quốc và quá trình sản xuất loại gia vị này, cũng giống như những thực phẩm khác, bao gồm cả giai đoạn bón thuốc trừ sâu, chủ yếu là hợp chất methyl bromide, có hại cho sức khỏe con người.

Các loại gà Trung Quốc bán ở Mỹ đã được chứng nhận bởi Bộ Nông nghiệp từ năm 2013.

Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo không nên sử dụng nhiều thịt gà Trung Quốc do tình trạng ô nhiễm, thức ăn cũng như ở việc gà có thể nhiễm một số loại cúm gia cầm.

Gạo nhựa

Rất nhiều báo cáo ngày nay cho thấy gạo nhập khẩu từ Trung Quốc thậm chí không phải là gạo thật mà đó chỉ là một hỗn hợp của khoai tây và nhựa.

Và thực tế đã chứng minh gạo nhựa được tìm thấy ở các khu chợ tại Mỹ.

Hạt tiêu đen

Điều quan trọng là người tiêu dùng phải đảm bảo được về chất lượng của sản phẩm mà họ đang mua. Ví dụ như, một cửa hàng Trung Quốc đã lừa người mua bằng cách bán bùn thay vì hạt tiêu đen.

Muối công nghiệp

Bất kỳ loại muối nào được nhập khẩu từ Trung Quốc cũng có thể là muối công nghiệp, sẽ dẫn đến nhiều nguy hiểm cho sức khỏe nếu sử dụng như tăng huyết áp, đột quỵ hay huyết áp cao.

Đậu Hà Lan

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng ở Trung Quốc có thể làm ra các loại đậu Hà Lan giả từ hạt đậu nành, đậu tuyết (hay còn gọi là đậu Trung Quốc), chất nhuộm xanh và hợp chất sodium metabisulfite, chất chỉ dùng trong bảo quản và tẩy trắng.

Việc sử dụng chất nhuộm này đã bị cấm do khả năng gây ra bệnh ung thư, đồng thời chất này cũng ngăn việc hấp thụ canxi tự nhiên vào cơ thể con người.

Loại đậu Hà Lan giả này không thể chín mềm khi đun sôi và nó sẽ để lại màu xanh trong nước.

Theo Infonet

Mẹo hay nhận biết bánh chưng ‘luộc pin’ gây độc hại, Tết khỏi lo mua nhầm

Để tránh mua phải bánh chưng kém chất lượng, có chất độc hại, bạn hãy lưu ý những điểm dưới đây.

Bánh chưng là món ăn truyền thống của người Việt mỗi dịp năm hết Tết đến. Để luộc được một nồi bánh chưng phải mất ít nhất 8-10 tiếng.

Vì vậy, một số người bán hàng tìm cách rút ngắn thời gian luộc bánh, giúp tiết kiệm chi phí. Một trong những cách phổ biến nhất là luộc bánh chưng bằng pin.

Vì sao luộc bánh chưng bằng pin lại nhanh chín?

Pin hay pin lithium có chứa chất điện phân, thường là kali hydroxit – một chất kiềm. Ngoài ra, nó cũng chứa những chất có thể thúc đẩy phản ứng điện hóa tạo ra dòng điện.

3 dấu hiệu nhận biết bánh chưng luộc bằng pin, Tết khỏi lo mua nhầm-1

Đặc tính của môi trường kiềm là giúp tinh bột hấp thụ nước tốt hơn. Vì vậy, nếu cho pin vào nồi luộc cùng bánh chưng thì bánh sẽ mau chín hơn.

Tất nhiên, sử dụng pin để luộc bánh chưng thì bánh không thể thơm ngon bằng khi luộc thông thường. Đặc biệt, bánh luộc bằng cách này sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây hại đến sức khỏe.

Dấu hiệu nhận biết bánh chưng luộc bằng pin

Vỏ lá gói bên ngoài

Bánh chưng luộc theo cách truyền thống sẽ mất từ 8-10 tiếng để gạo chín mềm. Do đó, lá bánh bên ngoài sẽ bị ngả màu hơi vàng.

3 dấu hiệu nhận biết bánh chưng luộc bằng pin, Tết khỏi lo mua nhầm-2

Trong khi đó, bánh chưng luộc bằng pin thường có màu ánh tím hoặc xanh mướt như lá tươi mới gói bánh.

Bề mặt bánh

Bánh chưng luộc bình thường thì bề mặt bánh sẽ có màu hơi xanh nhạt hoặc ngã sang hơi vàng, hạt nếp không được trong. Trong khi đó, bánh luộc bằng pin thì vỏ bánh xanh rờn, nếp trong vắt, nhìn bắt mắt hơn.

3 dấu hiệu nhận biết bánh chưng luộc bằng pin, Tết khỏi lo mua nhầm-3

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người gói có thể trộn gạo nếp với nước lá riềng để tạo màu xanh cho bánh. Khi đó, bánh cũng có thể có màu xanh đậm hơn.

Đối với loại bánh chưng dùng nếp cẩm có vỏ bánh màu tím thì có thể nhận biết bằng màu của lá gói bên ngoài và nhân bánh bên trong.

Nhân bánh bên trong

Với bánh luộc bình thường thì nếp sẽ rất dẻo, có mùi thơm đặc trưng và cầm chắc tay hơn. Trong khi đó, bánh luộc bằng pin không có mùi thơm, nếp không được dẻo vị bị ép chín nhanh, bánh cầm cũng không chắc tay.

Trong quá trình ăn bánh, nếu phát hiện thấy có mùi vị lạ, vỏ bánh có màu khác thường hoặc các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn thì cần dừng ăn bánh ngay.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *