Chỉ với 1 củ tỏi làm theo cách này đảm bảo nhà bạn không có bóng dáng con muỗi nào – bỏ túi ngay.
->
Muỗi sợ vị cay, có tỏi ở đây rồi!
Tỏi. Từ lâu người ta đã cho rằng tỏi có tác dụng giúp con người tránh khỏi muỗi, tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu khoa học củng cố cho lập luận này. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chứng minh rất nhiều lợi ích của tỏi đối với sức khỏe con người nhờ vào thành phần allicin chứa trong tỏi – một loại chất chống oxy hóa mạnh mẽ, đồng thời tạo ra mùi và hương vị độc đáo của tỏi. Vì vậy, thêm một ít tỏi vào bữa ăn hàng ngày vào mùa muỗi không phải là một ý tưởng tồi. Hơn nữa, dầu tỏi tinh khiết thoa lên da sẽ có tác dụng xua đuổi muỗi trong khoảng 20 phút và dĩ nhiên, cách làm này cũng xua đuổi luôn những người xung quanh nếu họ không chịu được mùi này. Dù vậy, ăn tỏi vẫn có tác dụng tương tự. Mặt khác, một báo cáo đã chỉ ra rằng những người uống rượu bia sẽ có tỷ lệ thu hút muỗi cao hơn so với những người không uống.
Một nghiên cứu được tiến hành hồi năm 2002 đã phát hiện rằng những loại hóa chất có nguồn gốc từ sả sẽ giúp côn trùng tránh xa (trong tối đa 20 phút sau khi thoa lên da). Do đó đây cũng là một loại hương liệu mà muỗi sợ nhưng lại không quá khó chịu đối với con người, lại dễ tìm kiếm nên có thể được dùng một cách thường xuyên.
Mẹo hay khác
– Tinh dầu bạch đàn chanh: Loại tinh dầu này đã được sử dụng từ những năm 1940, không những làm sạch khong khí, giúp tinh thần sảng khoái, minh mẫn mà còn là một trong những chất đuổi tự nhiên nổi tiếng. Bạn có thể sử dụng tinh dầu này để làm thuốc chống muỗi, tuy nhiên, đừng sử dụng cho các bé dưới 3 tuổi.
– Tinh dầu tràm trà: Tinh dầu tràm trà hiện cũng đang rất được yêu thích nhờ nhiều công dụng khác nhau như làm đẹp, giải cảm,… Ngoài ra nó cũng có tác dụng đuổi muỗi hiệu quả.
– Tinh dầu hoa oải hương: Hoa oải hương nghiền thành nước hoa hay tinh dầu đều có thể phòng muỗi. Bạn có thể dùng tinh dầu oải hương để xịt phòng hoặc mát xa lên những vùng nhạy cảm của cơ thể dễ bị muỗi đốt.
Ngoài ra, tinh dầu hoa oải hương có tác dụng giảm đau và khử trùng.
– Tinh dầu quế: Theo một nghiên cứu được tiến hành tại Đài Loan, tinh dầu quế có thể tiêu diệt trứng muỗi. Nó cũng có thể hoạt động như một thuốc chống chống muỗi trưởng thành, đặc biệt là với muỗi vằn châu Á.
Mặc dù vậy, bạn cũng nên lưu ý rằng không nên sử dụng tinh dầu quế đậm đặc mà nên pha loãng với nước rồi xịt lên quần áo, lên da và không khí quanh nhà.
Theo Phụ Nữ News
Làm thêm bước này, gà luộc da vàng ươm, không nứt: Đặt lên mâm cỗ Tết là đúng chuẩn, các cụ ưng bụng
Để có đĩa thịt gà luộc đẹp mắt đặt lên mâm cỗ cúng vào ngày Tết, bạn không thể bỏ qua những bí quyết sau.
Để có đĩa gà luộc ngon, bạn phải chọn được con gà sống tươi, khỏe. Nên lựa gà ăn thóc, khoai, ngô. Gà “chạy bộ”, gà thả đồi thì càng tốt.
Gà dùng để làm lễ cúng, nhất là cúng giao thừa tốt nhất là gà trống hoa, luộc lên bày nguyên con vừa đẹp vừa thể hiện sự tươm tất. Trong mâm cúng bình thường cũng có thể dùng gà mái, chặt miếng nhưng sẽ không đẹp bằng gà trống nguyên con.
Đặt gà luộc phải đúng
Thông thường, khi luộc gà, mọi người có thể không chú ý đến việc đặt con gà vào nồi như thế nào cho đúng mà chỉ cần bỏ vừa nồi là được. Tuy nhiên, gà luộc nên đặt úp bụng xuống đáy nồi. Đặc biệt, nếu buộc gà cánh tiên thì đặt gà úp bụng xuống đáy nồi sẽ giúp định hình tạo hình gà tốt hơn. Bụng gà úp xuống phía dưới cũng giúp gà nhanh chín hơn. Ngoài ra, nếu muốn quét tạo màu lên phần lưng gà cũng dễ dàng hơn.
Chọn nồi kích thước hợp lý
Nếu không sử dụng nồi có kích thước đủ lớn, một phần con gà bị nhô lên khỏi mặt nước thì phần da gà dễ bị căng và rách. Ngoài ra, phần da không ngập nước cũng dễ bị thâm đen, không đẹp mắt.
Do đó, bạn nên chọn nồi đủ lớn để đặt vừa con gà và đổ ngước ngập toàn bộ con gà để thịt chín đều, da căng và không bị rách hay thâm đen.
Nhiệt độ luộc gà
Đây là yếu tố quan trọng giúp gà chín mà không bị rách da. Không nên để lửa quá to trong lúc luộc gà. Khi đặt gà lên bếp, bạn có thể bật lửa lớn để nước sôi. Khi nước sôi thì phải hạ nhỏ lửa để gà chín từ từ.
Tạo màu tự nhiên cho gà
Khi sơ chế thịt gà, bạn có thể tách phần mỡ ở bụng gà và đem rán để lấy mỡ nước. Trộn phần mỡ nước này với bột nghệ hoặc nước nghệ tươi hay bột dành dành rồi quét lên da gà để gà có màu vàng đẹp.
Thêm gia vị cho gà luộc
Khi luộc gà, bạn có thể thêm một số nguyên liệu như gừng thái lát, hành đập dập để gà được thơm ngon hơn.
Chọn cách luộc gà cho phù hợp
Bạn có thể chọn một trong hai cách luộc gà dưới đây.
Cách thứ nhất
Bạn cần đun một nồi nước. Trong khi chờ nước sôi, bạn hãy chuẩn bị một tô nước lạnh đủ lớn để ngâm gà. Khi nước nóng lên khoảng 60 độ C (thấy nước bốc hơi) thì cho gà vào nồi. Cách này sẽ giúp da gà săn lại ngay, ít bị rách da. Đun lửa vừa cho tới khi nước sôi lăn tăn thì vớt gà ra cho vào chậu nước lạnh ngâm khoảng 10 giây. Sau đó, lại cho gà vào nồi nước nóng khoảng 10 giây thì vớt ra ngâm trong bát nước lạnh. Làm như vậy khoảng 3 lần để da gà căng.
Sau cùng, cho gà vào nồi nước, hạ nhỏ lửa và đun sôi trong khoảng 5-10 phút. Tiếp đó, hãy tắt bếp và đậy kín vung nồi, om gà trong nồi thêm 15 phút là được.
Gà sau khi đã luộc chín thì vớt ra ngâm vào chậu nước đá cho phần da se se lại, thịt gà mềm mọng, da căng mà không bị rách.
Khi gà nguội thì bày lên đĩa.
Cách thứ hai
Cho gà đã sơ chế vào nồi, đổ nước cho ngập con gà. Bật bếp và đun sôi. Khi nước sôi nên hạ nhỏ lửa để gà chín từ từ và không bị rách da. Luộc gà trong khoảng 10-15 phút. Sau đó, hãy tắt bếp và đậy vung để ủ gà thêm khoảng 30 phút. Làm như vậy bên trong con gà sẽ chín hoàn toàn.
Khi gà chín thì vớt ra ngâm trong bát nước đá cho da săn lại.
Nếu gà ta ngon, được ăn ngô thóc thì da sẽ có màu vàng đẹp. Nếu muốn gà có da vàng óng, căng bóng đẹp mắt hơn thì bạn có thể quét mỡ gà pha nghệ/bột dành dành như đã nói ở trên.