Giữa đất Mỹ, có một phiên chợ chồm hổm hệt như ở Việt Nam, người bán bày rau củ quả ra lề đường, người mua ngồi xổm chọn hàng.
Không biết từ bao giờ, chợ “chồm hổm” như là một nét văn hóa đặc trưng của thôn quê Việt Nam. Đây là tụ tập mua bán trao đổi vài ba thứ có sẵn trong vườn, trong nhà hoặc là nơi tụ họp để mua bán một vài loại đặc biệt…, còn cái tên “chồm hổm” xuất phát từ dáng ngồi của những người mua bán. Họ không có bàn ghế, sạp đồ mà chỉ trải những túi đệm để hàng hóa của mình lên và ngồi chồm hổm để bán. Khách mua hàng cũng ngồi chồm hổm để lựa và mua đồ.
Chợ chồm hổm ở Mỹ (hình ảnh từ clip).
Ghé chợ chồm hổm, các bà các mẹ có thể lựa chọn những thức ăn ngon nhất trong ngày, cũng như “tám” về những chuyện thường nhật trong cuộc sống. Sự giản dị, gần gũi của những quán chợ chồm hổm là nét văn hóa đặc trưng của người Việt từ xưa tới tận bây giờ. Thế nhưng ít ai biết được rằng, nét văn hóa độc đáo này còn được phát triển ở những nước khác trên thế giới, nơi có cộng đồng người Việt sinh sống – ví dụ như ở nước Mỹ.
Mới đây, trên một kênh Youtube trải nghiệm và du lịch, một Youtuber đã chia sẻ clip ghi lại cảnh khu chợ y hệt ở Việt Nam, được đặt tên là chợ chồm hổm. Theo như lời của Youtuber này và những hình ảnh trong đoạn clip được ghi lại, cứ sáng sớm tinh mơ, trên đường chỗ chợ chồm hổm “họp” đã có những miếng vải nylon, bao tải, giấy báo…. xếp dàn ra, rồi tiếng dọn hàng, tiếng nói chuyện rôm rả.
Các mặt hàng được bày bán tại chợ chồm hổm, có cả hình ảnh áo bà ba và nón lá quen thuộc.
Vẫn những cái ghế đòn nhỏ, những tiếng lao xao kỳ kèo trả giá của người mua, người bán… Ngay cả nón lá, khăn mỏ quạ, áo bà ba những thứ giờ đã hiếm ở thị thành Việt Nam cũng hiện diện đầy đủ ở chợ chồm hổm. Chưa đầy 30 phút, một cái chợ chồm hổm Việt Nam đã xuất hiện, thu hút rất nhiều người (chủ yếu là người Việt) tới mua sắm và tham quan.
Được biết, chợ chồm hổm chỉ “hội họp” vào sáng chủ nhật hằng tuần, chỉ từ 6 – 8 giờ sáng. Lý do là tại Mỹ không cho phép họp chợ tự do ở ven đường, nhưng cộng đồng người dân ở đây đã đề nghị chính quyền địa phương cho phép họp chợ vào buổi sáng cuối tuần. May mắn là chính quyền tại đây đã đồng ý để chợ được tồn tại, như một cách tôn trọng quyền tự do sinh hoạt và nét văn hoá đặc trưng của người Việt Nam. Ban đầu một số người Việt sang đây chưa có công việc nên đã mang ít rau của nhà trồng được ra bán. Rồi những người khác cũng thấy vui nên “nhập hội”. Từ đó, khu chợ trên ra đời.
Một số hình ảnh về các khu chợ chồm hổm khác của người Việt ở Mỹ. Người đi chợ để mua bán thì ít, mà mục đích chính là để gặp gỡ, để được nói chuyện với nhau giữa những người Việt xa xứ mới là nhiều
Đặc biệt, dù chỉ là chợ “họp tạm” nhưng chợ chồm hổm của người Việt Nam tại Mỹ bày bán khá đa dạng các mặt hàng, từ rau ngót, bí ngòi, ớt, ngò,… hay những con cá vừa được câu lên… Thậm chí còn có cả rau càng cua, giống cây đặc sản ở Việt Nam. Tuy không phong phú nhưng nó mang đậm dấu ấn người Việt.
Vì là chợ chồm hổm nên giá cả các sản phẩm ở đây cũng do bà con tự quy định, đa phần so với siêu thị thì giá rau ở đây rẻ hơn khá nhiều. Có khi mua 10 bó tặng 1, hoặc nếu gặp người quen thì sẽ theo kiểu vừa bán vừa cho. Cũng có tiếng trả giá qua lại cho vui, nhưng rồi người bán – kẻ mua cũng trả tiền đúng giá bán.
Tới chợ chồm hổm, không khó để nghe được tiếng bà con tiểu thương nói với nhau bằng tiếng Việt “đúng ngữ điệu”, rôm rả những tiếng nói cười hỏi thăm nhau. Chính vì vậy những người Việt sống quanh khu này, vào ngày chủ nhật thường ra mua đồ để tìm lại hương vị quê nhà. Người ta lái xe hơi đi chợ, có người sáng sớm đi lễ nhà thờ, xong lễ nhân tiện ghé mua rau, chuyện trò một lúc rồi về, cũng có người không đi lễ và nhà cũng hơi xa nơi đây, nhưng vẫn tranh thủ ghé đi chợ chồm hổm để “thỏa lòng mong nhớ” quê hương.
Khu chợ chồm hổm tại Mỹ đặc biệt ở chỗ người đi chợ để mua bán thì ít, mà mục đích chính là để gặp gỡ, để được nói chuyện với nhau giữa những người Việt xa xứ mới là nhiều. Ở xứ sở cờ hoa, hình ảnh thôn quê dân dã của người Việt vẫn được duy trì khiến nhiều người xa quê và cả ở quê nhà cảm thấy xúc động. Du khách nước ngoài cũng rất thích thú khi tham quan những khu chợ như thế này.
Tại sao trên nắp bồn cầu có 2 nút xả nước to và nhỏ? Rất nhiều người chưa biết công dụng bất ngờ
Bôn cầu hiện đại ra đời mang lại nhiều lợi ích cho người dùng nhưng bạn có bao giờ thắc mắc vì sao lại phải có 1 nút xả to 1 nút xả nhỏ không?
Bồn cầu ra đời giúp cho cuộc sống thuận tiện sạch sẽ và thẩm mỹ hơn. Nhà sản xuất tạo ra 2 nút xả để làm gì? Nhiều khi chúng ta quen ấn cả 2 nút cùng lúc. Vậy khi nào ân nút nhỏ khi nào ấn nút to và ấn cả 2 nút thì sao.
Tại sao cần hai nút trên bồn cầu, điều đó có tác dụng gì?
Hệ thống toilet nhà vệ sinh có một bồn nước, thường chứa đầy nước, khi xả nước được xả từ trong bồn ra ngoài sau đó đầy từ từ. Nút xả to, nhỏ cũng là 2 nút điều chỉnh lượng nước xe cần thiết cho bồn cầu. Nút nhỏ có công dụng sẽ chỉ xả một nửa hoặc một phần ba lượng nước khi nó được sử dụng. Trong khi nút lớn sẽ trực tiếp xả hết nước trong ngăn chứa nước. Nếu nhiều nước, áp lực nước cũng tăng lên, có thể xả bồn cầu sạch sẽ hơn.
nut-xa-tren-bon-cau-1231.jpeg” alt=”nut-xa-tren-bon-cau” />Tuy nhiên không phải lần nào đi vệ sinh chúng ta cũng cần phải dùng tới nút lớn. Do đó nhà sản xuất thiết kế ra 2 dạng nút này là để chúng ta tiết kiệm nước lớn. Hơn nữa khi bạn ấn mạnh hay nhẹ lên từng nút thì lượng nước xả ra cũng khác nhau. Ví dụ bạn nhấn nhẹ vào nút nhỏ thì chỉ tiêu hao hết có 1/3 lượng nước, nếu nhấn hết thì lượng nước sẽ ra 1/2.
Khi cần dọn dẹp vệ sinh bồn cầu, đôi khi bạn cần áp lực nước thật lớn để có thể rửa trôi nhiều chất bẩn hơn. Do đó nếu bạn ấn nhẹ nút lớn, áp lực nước sẽ nhỏ hơn, và nếu bạn nhấn mạnh nút lớn, không chỉ hết nước mà áp lực nước cũng tăng lên, dễ dàng rửa trôi cặn bẩn. Nếu ấn cả hai cùng nhau thì lực xả sẽ mạnh hơn và lượng nước sẽ lớn hơn, nếu có một số chất bẩn bám dính và nhiều nước và áp lực nước cao thì bạn có thể ấn trực tiếp hai nút vào nhau.
Do đó tùy theo mỗi mục đích sử dụng bạn nên nhấn các nút khác nhau và nhấn theo tốc độ khác nhau để giúp không bị lãng phí nước nhé.
Boofnc ầu có cấu trúc có khe sâu nên sua thời gian dùng chúng thường tích lũy chất bẩn trong khe kẽ. Việc nhất nút xả giúp bạn làm sạch hơn những cặn bẩn bám trong khe kẽ bồn cầu.
Khe hở nhà vệ sinh càng khó vệ sinh, vậy làm cách nào để có thể vệ sinh bồn cầu sạch sẽ và để bồn cầu tỏa ra mùi thơm?
Dùng hỗn hợp giấm trắng và muối nở (baking soda)
Giấm trắng có thể đánh tan các vết ố vàng trong kẽ hở của bồn cầu, trong khi đó, baking soda có khả năng tẩy rửa và khử trùng tương đối mạnh.
Vì vậy, nếu bồn cầu có nhiều vết ố vàng, chúng ta có thể đổ một ít giấm trắng rồi đến baking soda. Baking và giấm trắng giúp bạn làm sạch vết ố vàng dễ dàng hơn.
Trong kem đánh răng ngoài chất tẩy rửa còn có thêm chất mài mòn vào đó có thể tăng độ ma sát và làm sạch vết ố vàng của bồn cầu tốt hơn.
Và bản thân kem đánh răng cũng có mùi thơm, nếu dùng kem đánh răng để tẩy bồn cầu thì có thể khử mùi hôi trong bồn cầu rất tốt, kem đánh răng vẫn có một số thành phần diệt khuẩn, có thể diệt một số vi trùng trong bồn cầu.
Nên đậy nắp bồn cầu trước khi xả
Theo khuyến cáo của các chuyên gia trước khi ngồi xuống vệ sinh bạn cũng nên có thói quen đậy nắp xả một lần để rửa trôi chất bẩn, sau đó khi vệ sinh xong, đậy nắp rồi mới nhấn xả và đi nhanh ra ngoài. Đó là vì lực xả của nước khá mạnh có thể làm bật những vi khuẩn lên cao, có thể gây truyền nhiễm cho bạn. Bởi thế hãy nhớ nên đậy nắp khi xả nước bồn cầu.
Bạn cũng nên hạn chế ngồi lâu trong bồn cầu bởi đó là nơi có thể khiến bạn nhiễm vi khuẩn nhiều hơn.