Rau mồng tơi mát, bổ nhưng 4 nhóm người này không nên ăn

1. Đặc điểm của rau mồng tơi

Rau mồng tơi tên khác là mùng tơi, lạc quỳ. Tên khoa học là Basella alba L, họ mồng tơi.

Cây mồng tơi là một loại thực vật thân lá có hoa, thân mập mọng nước, bên ngoài vỏ nhẵn bóng màu xanh thẫm hoặc tím.

Trong thân chứa nhiều chất nhớt. Lá mồng tơi xanh dày, hình trái tim hoặc hình trứng, lá mọng nước mọc đơn hoặc xen kẽ dọc theo thân cây, có cuống ngắn bám vào thân

Mồng tơi được thu hái quanh năm, thân và lá đem về rửa sạch thường dùng dạng tươi.

Theo y học cổ truyền, mồng tơi có tính mát, vị ngọt, hơi nhạt, lá tính mát, vị chua ngọt, quy vào 5 kinh tâm, can, tiền tràng, tỳ, đại tràng.

Mồng tơi có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng, giảm đau thông tiện.

2. Chú ý khi dùng rau mồng tơi

Rau mồng tơi kỵ thịt bò nên khi kết hợp mồng tơi và thịt bò làm giảm tác dụng nhuận tràng của mồng tơi đồng thời gây đầy bụng, khó tiêu.

Nên chọn rau mồng tơi tươi, sạch, đảm bảo chất lượng, tránh xa loại rau được phụ thuốc trừ sâu, các chất bảo quản có hại cho sức khỏe.

Không nên ăn mồng tơi để qua đêm vì trong canh mồng tơi để lâu nitrat chuyển hóa thành nitrit, một chất gây ung thư nguy hiểm.

Không nên ăn mồng tơi sống mà phải nấu chín kỹ do ăn sống dễ gây đau bụng, sôi bụng.

Rau mồng tơi quen thuộc nhưng 4 nhóm người này không nên ăn - Ảnh 2.

Không nên ăn mồng tơi sống để tránh vấn đề về tiêu hóa.
3. Những trường hợp không nên ăn rau mồng tơi

– Những người thuộc về hàn thấp (người lạnh, chân tay lạnh, sợ lạnh, ỉa lỏng, không tích ăn đồ lạnh) không nên ăn canh cua, mồng tơi.

– Những người bị sỏi thận, bị gout không nên ăn rau mồng tơi vì trong rau có chứa acid oxalic, purin, nên nếu ăn nhiều sẽ chuyển hóa thành acid uric, tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu dẫn đến bệnh gout, sỏi thận càng trầm trọng.

– Những người bị tiêu chảy không nên ăn mồng tơi vì mồng tơi có tính mát, nhuận tràng sẽ làm tiêu chảy nặng hơn. Những người bị viêm loét đại tràng, viêm loét dạ dày thể hàn thấp (chân tay lạnh, sợ lạnh) nếu ăn đồ lạnh như mồng tơi khiến bệnh tăng nặng hơn.

– Những người bị bệnh cơ xương khớp do hàn (lạnh, thấp, ẩm) biểu hiện sợ gió, sợ lạnh, không thích ăn đồ mát, gặp lạnh đau tăng hay làm việc nơi ẩm thấp không nên ăn mồng tơi, chỉ dùng trong trường hợp do thấp nhiệt, sưng đau nóng đỏ các khớp, nước tiểu nóng đỏ…

Rau mồng tơi quen thuộc nhưng 4 nhóm người này không nên ăn - Ảnh 3.

Người bị sỏi thận không nên ăn rau mồng tơi.

4. Bài thuốc chữa bệnh từ rau mồng tơi

– Chữa đau đầu do đi nắng: Lá mồng tơi giã nhuyễn lấy nước uống, bã đắp 2 bên thái dương rồi băng lại.

– Chữa tiểu tiện nóng buốt: Lá mồng tơi 1 nắm, giã nhuyễn, lấy nước cốt pha thêm với nước, chắt lấy nước uống, uống nóng với ít muối. Dùng bã đắp vùng bàng quang.
– Thanh nhiệt giải độc: Canh mồng tơi kèm rau đay, cua, ăn mát ruột, ngon miệng, thanh lọc cơ thể.

Rau mồng tơi quen thuộc nhưng 4 nhóm người này không nên ăn - Ảnh 4.

Canh cua mồng tơi thanh lọc cơ thể trong mùa hè.

– Chữa khí hư suy nhược: Biểu hiện đoản hơi, đoản khí, ăn uống kém, người mệt mỏi, gầy sút. Nguyên liệu: Gà ác 1 con, lá mồng tơi một nắm, đậu đen một nắm, ninh nhừ, ăn nóng, ăn cả nước và cái. Tuần ăn 1-2 lần, cách nhau 3-6 ngày.

– Trị táo bón: Rau mồng tơi 50g, rau đay 50g, 1-2 củ khoai sọ rửa sạch, thái nhỏ, nấu ăn hàng ngày.

– Trị mụn trứng cá: Dùng mồng tơi, diếp cá, tỷ lệ bằng nhau, giã nát lọc lấy nước cốt thoa lên khu vực bị mụn, tuần 3-4 lần.

– Chữa đau nhức xương khớp: 300g giò heo, 200g rau mồng tơi, một ít rượu trắng. Giò heo ninh nhừ cho mồng tơi, rượu trắng vào nấu chín thêm chút mắm muối vừa ăn.


Post Views: 3,116

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *