Vò nắm lá này đặt trong phòng, cả đêm không nhìn thấy con muỗi nào, yên tâm mà ngủ

Muỗi rất sợ mùi của loại lá này. Bạn có thể dùng nó để đuổi muỗi ra khỏi nhà một cách an toàn, không sợ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Có rất nhiều cách đuổi muỗi khác nhau như thuốc xịt muỗi, hương muỗi, đèn bắt muỗi… Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng những nguyên liệu tự nhiên, có sẵn trong nhà để đuổi muỗi.

Để đuổi muỗi, bạn có thể sử dụng lá ngải cứu. Loại rau này không chỉ mang lại lợi ích cho sức khỏe mà còn có tác dụng đuổi muỗi rất tốt.

duoi-muoi-bang-la-ngai-cuu-01Xông nhà bằng ngải cứu

Lấy một ít lá ngải cứu phơi khô rồi vo viên thành một nắm lá nhỏ. Đặt ngải cứu khô vào trong một chiếc bát sứ rồi châm lửa đốt. Dùng hương ngải cứu xông trong nhà, đặc biệt là ở những nơi muỗi hay tập trung.
duoi-muoi-bang-la-ngai-cuu-02Lau nhà bằng lá ngải cứu

Lấy một nắm lá ngải cứu cho vào bình và đổ nước sôi vào. Ngâm cho tinh chất trong lá ngải cứu hòa tan vào nước. Chờ nước nguội thì lọc bỏ bã và dùng nước lá ngải cứu để lau sàn nhà.

Vào mùa hè, sử dụng nước lá ngải cứu để lau nhà không chỉ giúp đuổi muỗi mà còn để lại mùi hương ngải cứu dễ chịu.

Làm thuốc xịt chống muỗi

Bạn có thể ngâm lá ngải cứu trong nước nóng để tinh chất trong lá hòa tan vào nước. Sau đó, chắt lấy phần nước cho vào bình xịt và vặn nắp lại.
83970D99-0625-45C5-9998-ED32E31CFAEA
Dùng nước này để xịt vào chân tay khi ra khỏi nhà. Muỗi ngửi thấy mùi ngải cứu sẽ không dám lại gần và đốt bạn.

Làm gối

Cho lá ngải cứu đã phơi khô vào trong gối cũng mang lại lợi ích đặc biệt. Mùi thơm của lá ngải cứu tỏa ra có thể giúp làm dịu thần kinh, cải thiện giấc ngủ, giảm mệt mỏi. Ngoài ra, nó còn có tác dụng xua đuổi muỗi. Cách này có thể sử dụng được cả với người già và trẻ nhỏ.

Ngâm chân bằng lá ngải cứu

Bạn có thể dùng lá ngải cứu để đun nước ngâm chân. Cách này có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, ngăn ngừa cảm lạnh, giảm đau nhức xương khớp. Ngâm chân bằng lá ngải cứu cũng giúp để lại mùi hương trên da, từ đó ngăn ngừa muỗi đốt.

xem thêm;

Đừng dùng nước lã cắm đào nữa: Thêm 1 thứ này hoa nở rộ rất nhanh, tươi lâu cả tháng

Làm thế nào để kích đào nở đều và tươi lâu cả Tết là quan tâm của nhiều người. Hãy cùng tham khảo mẹo nhỏ dưới đây.
Cành hoa đào tươi thắm là biểu tượng, là một loài hoa gần như không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt ở miền Bắc mỗi dịp tết đến, xuân về.

Trước hết, đào được coi là tinh hoa của Ngũ hành, có thể xua đuổi bách quỷ mang đến cho con người cuộc sống bình an, hạnh phúc.

Không chỉ vậy, hoa đào còn tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở. Ai cũng mong muốn có một năm an khang thịnh vượng, làm ăn thuận lợi, phát tài, gia đình vui vẻ. Hoa đào như gieo vào lòng người niềm tin, hi vọng về những điều tốt đẹp trong tương lai.

Tuy nhiên để giữ được một cành đào tươi trong suốt những ngày tết không phải dễ. Bởi đào rất dễ bị héo, rũ lá và rụng hoa khi đã không còn trên cây. Dưới đây là bí quyết giữ đào tươi lâu để chơi trong suốt dịp Tết nguyên đán 2022.
9
Đầu tiên cần khẳng định cách giữ đào tươi bằng cách đốt gốc đào là hoàn toàn phản khoa học, bởi khi đốt bằng lửa, gốc cành đào sẽ cháy, không thể hút được nước, chất dinh dưỡng để nuôi cành, làm cho cành đào nhanh héo. Nếu đốt quá lâu, quá nhiều sẽ gây tổn thương mạch, tắc mạch, sẽ lại làm cành đào chóng tàn.

Muốn có được cành đào tươi, trước tiên phải chọn cành đào tươi và khỏe ngay từ khi mua. Với đào cành nên chọn cành tươi, thân chắc khỏe có nhiều nụ và mập mạp. Nếu mua cây đào thì khi đánh cây tránh làm đứt rễ, vỡ bầu ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng cung cấp cho cây.

Cách giữ cành đào luôn tươi

Bí quyết đầu tiên và cũng là quan trọng nhất để có được một cành / cây hoa đào luôn tươi đó là sử dụng lọ hoa và nước đảm bảo sạch sẽ để cắm hoa. 2 đến 3 ngày nên thay nước cắm hoa trong bình một lần, nếu cẩn thận hơn có thể rửa sạch phần cành đào nằm cắm trong nước để giữ nước sạch hơn.

Rửa sạch lọ cắm cành đào và dùng nước sạch để cắm hoa. Đây là bí quyết quan trọng nhất để có cành hoa đào luôn tươi rói, bạn cần đảm bảo cành đào luôn được cắm trong nước sạch, để ở nơi khuất gió và giữ ấm, hoa sẽ bền và tươi lâu. Có thể thay nước trong bình cắm hoa 2-3 ngày một lần, mỗi lần thay nước bạn có thể rửa lại phần cành đào nằm trong nước để sạch phần nước cũ.

Đối với cây đào trồng trong chậu, chú ý tưới thường xuyên bằng nước sạch nhưng không cần tưới quá ẩm ướt. Đào là cây ưa khô ráo, vì thế nếu tưới quá nhiều gốc đào sẽ bị úng và thối rễ.

Một bí quyết để giữ đào tươi lâu hơn đó chính là bạn có thể thả vào lọ hoa vài viên B1 để có thêm chất dinh dưỡng nuôi hoa. Bạn có thể dùng B1 dành cho người uống hoặc mua loại B1 chống sốc cho cây để có đủ chất dinh dưỡng. Kali cũng là thành phần bổ sung giúp cung cấp thêm dưỡng chất cho cành đào tươi khỏe.
11
Cách giúp hoa đào nở nhanh

Trong trường hợp nếu cành đào bạn mua về nụ còn bé mà sát ngày tết rồi vẫn chưa nở thành bông. Có một mẹo cực đơn giản để kích thích hoa đào nở nhanh hơn đó chính là thay vì cắm hoa vào nước lạnh, bạn hãy dùng nước ấm để cắm hoa.

Còn với cây hoa, muốn thúc hoa nở nhanh bằng cách đắp vôi vào xung quanh gốc, sau một ngày là hoa sẽ nở. Bạn cũng nên giữ đào bên trong phòng kín, có nhiệt độ ấm và bổ sung đủ nước để đào nở đúng dịp tết.

Ngược lại, nếu muốn hoa nở chậm hơn thì bạn khía nhẹ một vòng quanh thân cách phần gốc từ 10- 15cm để hạn chế chất dinh dưỡng lên nuôi hoa, dùng nước lạnh để cắm hoa với cành đào.

Với cây đào trồng trong chậu bạn hãy rải sỏi lên lớp đất trong chậu để có tác dụng làm mát gốc đào, để đào ra ban công cho thoáng mát để cho hoa nở chậm lại.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *