Bài thuốc quý chữa bệnh từ gừng đen
Gừng đen còn có tên gọi khác là ngải tím, ngải đen, nga truật… có vị cay và tính chất ấm, nóng. Trong y học cổ truyền gừng đen được sử dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả một số bệnh về tiêu hoá, viêm nhiễm và tăng cường hệ miễn dịch… Sau đây là những công dụng tuyệt vời với sức khỏe của củ gừng đen mời các bạn tham khảo.
Trong y học cổ truyền gừng đen được sử dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả một số bệnh về tiêu hoá, viêm nhiễm và tăng cường hệ miễn dịch…
Đặc điểm
Gừng đen là loại thực vật thân thảo, thuộc họ gừng, có rất nhiều điểm tương đồng với gừng thông thường. Lá cây gừng đen to và cao khoảng 0,3 đến 0,5m, dạng trứng nhọn ở đầu khác hoàn toàn lá gừng ta. Hoa của cây gừng đen là những cụm màu trắng hoặc tím rất đẹp mắt.
Bên ngoài, củ gừng đen có vỏ nâu khá giống với loại gừng thông thường chúng ta thường dùng. Tuy nhiên, củ gừng đen kích cỡ thường không lớn bằng, bên trong ruột màu tím đen chứ không phải màu vàng. Gừng đen có vị cay nồng và hơi đắng.
Tác dụng của trà gừng đen
Giàu chất chống oxy hóa: Gừng đen rất giàu chất chống oxy hóa. Trà gừng đen giúp chống lại stress oxy hóa trong cơ thể, đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ chống lại cholesterol LDL (xấu), tác nhân hình thành mảng bám làm tắc nghẽn động mạch.
Giúp giải độc gan: Đồ uống như trà gừng đen, đặc biệt uống khi bụng đói, sẽ tăng cường chức năng gan. Đây là chìa khóa sinh học trong việc tổng hợp và điều hòa cholesterol. Gan hoạt động tốt sẽ quản lý hiệu quả quá trình xử lý cholesterol để ngăn ngừa sự t
Giúp quản lý lượng đường trong máu: Có mối liên hệ giữa lượng đường trong máu cao và cholesterol tăng. Một số nghiên cứu cho thấy gừng đen có thể giúp kiểm soát lượng đường huyết và cải thiện sức khỏe cho tim mạch. Trà gừng đen giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, tác động tích cực đến điều chỉnh cholesterol.
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Các hợp chất trong ngải đen có thể giúp giảm huyết áp và cholesterol, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Tăng cường chức năng sinh lý nam giới: Các nghiên cứu chỉ ra chiết xuất gừng đen có tác dụng trong việc điều trị chứng rối loạn cương dương. So với việc dùng các loại thuốc hay thực phẩm chức năng, dùng gừng đen không mang đến tác dụng phụ nên nam giới cảm thấy yên tâm hơn trong quá trình sử dụng.
Giúp phòng và chữa bệnh vẩy nến: Trong chiết xuất gừng đen có chứa methoxy luteolin có tác dụng giúp các tế bào mast được giải phóng để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm các tế bào và loại bỏ các thành phần protein có liên quan đến hình thành bệnh vảy nến. Chúng ta có thể dùng gừng đen để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến.
Giúp giảm căng thẳng và lo lắng: Một số nghiên cứu cho thấy rằng gừng đen có thể giúp giảm căng thẳng và lo lắng, cải thiện tâm trạng và tăng cường sự tập trung.
Hỗ trợ sức khỏe não: Gừng đen có khả năng bảo vệ não khỏi tổn thương và kích thích sự tăng trưởng của tế bào não.
Thúc đẩy tiêu hóa tốt hơn: Tiêu hóa tốt giúp cho cơ thể chuyển hóa thức ăn, tạo điều kiện để tăng cường sức khỏe tổng thể, bao gồm cả việc kiểm soát cholesterol trong máu. Trà gừng đen giúp tăng cường tiêu hóa, tăng cường sự hấp thụ chất dinh dưỡng, góp phần kiểm soát mức cholesterol một cách tinh tế nhưng chắc chắn.
Hỗ trợ giảm cân: Trà gừng đen giúp cải thiện quá trình trao đổi chất và ngăn chặn sự thèm ăn, giúp giảm cân.
Giảm viêm: Gừng đen có chất chống viêm mạnh, có thể giúp giảm viêm và đau. Viêm mạn tính không nhiễm khuẩn đã được xác định là yếu tố góp phần gây ra cholesterol cao. Tác dụng chống viêm của trà gừng đen giúp cải thiện sức khỏe tim mạch.
Quản lý, điều chỉnh cholesterol tốt: Không chỉ làm giảm cholesterol LDL xấu, trà gừng đen còn hỗ trợ tạo cholesterol HDL tốt. Trà gừng đen thường được ví như là ‘người hùng thầm lặng’, giúp loại bỏ cholesterol dư thừa một cách kín đáo và đưa nó đến gan để xử lý và loại bỏ.
Chống lão hóa: Trong một thí nghiệm nghiên cứu tác dụng của chiết xuất gừng đen, người ta thấy rằng gừng đen có tác dụng chống lão hóa cao. Kiên trì sử dụng, gừng đen có thể ức chế quá trình sạm da, tàn nhang và các đốm đồi mồi.
Giúp giảm đau trong kinh nguyệt: Gừng đen có thể giúp giảm cơn đau kinh nguyệt và các triệu chứng liên quan như đau bụng dưới và mệt mỏi.
Một số bài thuốc quý chữa bệnh từ gừng đen
Phòng ngừa ung thư: Gừng đen tươi 10g, xạ đen khô 10g, nước 600ml. Đun sôi 20 phút, chia uống 4-5 lần trong ngày.
Chữa bệnh gout: Gừng đen khô 6g, vương tôn 20g, cây nở ngày đêm 20g, nước 1000 ml. Đun sôi 30 phút, uống thay nước trong ngày.
Chữa hen suyễn: Gừng đen khô 6g, lá bàng biển 20, nước 600ml. Đun sôi còn 200ml, uống 2 trong ngày.
Hỗ trợ người tiểu đường: Gừng đen tươi 10g, nước 300ml. Đun sôi 15 phút, chia uống 2- 3 lần trong ngày.
Hỗ trợ giảm cân: Gừng đen khô 5g, nước 500ml. Đun sôi 20 phút, chia uống 4-5 lần trong ngày.
Chữa viêm loét dạ dày: Gừng đen tươi 100g, mật ong 300ml. Ngâm trong 20 ngày. Mỗi ngày uống 20-30ml, chia 2 lần, pha với nước ấm.
Viêm, sưng nhức khớp: Gừng đen khô 6g, vương tôn 15g, nước 500ml. Đun sôi 30 phút, chia uống 3-4 lần trong ngày.
Kháng khuẩn chữa viêm họng, viêm da: Gừng đen tươi 10g, sâm đại hành 10g, nước 500 ml. Đun sôi 20 phút, chia uống 3-4 lần trong ngày.
Tăng năng lượng cơ thể: Gừng đen khô 5g, sâm cát 10g, nước 500ml. Đun sôi 30 phút, uống 2-3 trong ngày.
Lưu thông mạch máu: Gừng đen khô 6g, vương tôn 4g, cỏ xước 5g, nước 600ml. Đun sôi 30 phút, uống 2-3 trong ngày.
Liền vết thương: Gừng đen tươi 10g, sâm đại hành 10g, lá sống đời 20g, nước 400ml. Đun sôi 20 phút, chia uống 3-4 lần trong ngày.
Điều trị bệnh vẩy nến: Gừng đen khô 10g, vương tôn 20g, bồ cu vẽ 10g, nước 600 ml. Đun sôi 30 phút, chia uống 2 lần trong ngày.
Chống lão hóa: Gừng đen khô 5g, cỏ máu khô 5g, kim ngân đằng 5g, nước 1000 ml. Đun sôi 30 phút, thay nước uống trong ngày.
Chữa phụ nữ bị rong kinh, kinh nguyệt không đều: Gừng đen khô 5g, ngải cứu 10g, nước 600 ml. Đun sôi 30 phút, uống 2-3 trong ngày.
Tăng cường sinh lý nam: Gừng đen khô 10g, sâm béo 10g, cây nưng 15g, nước 500 ml. Đun sôi 30 phút, chia uống 2 lần trong ngày.
Chữa chứng kiết lỵ: Gừng đen khô 6g, vỏ thân ổi 10g, nước 600ml, đun sôi còn 200ml, uống 2 trong ngày.
Lưu ý
Gừng đen có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe người sử dụng, có thể trị được nhiều bệnh. Tuy nhiên, một số trường hợp không nên dùng gừng đen như: Người đang bị cảm mạo, cảm nắng, cơ địa nhiệt táo, nóng trong, mụn nhọt, bị viêm dạ dày, viêm gan, cao huyết áp, bệnh tim,… Gừng kỵ thịt thỏ và thịt ngựa nên bạn không nên kết hợp gừng đen với các nguyên liệu này trong cùng một bữa ăn.
Một số tác dụng phụ khi sử dụng với liều lượng nhiều, chẳng hạn như: cơ thể tăng nhiệt độ hoặc tình trạng hôi nách, đổ mồ hôi,…Hoặc một số trường hợp nguy hiểm hơn, chúng ta có thể rối loạn nhịp tim, tim đập mạnh, nhịp tim không đều. Vậy nên, khi sử dụng gừng đen, bạn chỉ dùng với một liều lượng nhất định, vừa đủ. Tốt nhất là bạn hãy lắng nghe lời khuyên và hướng dẫn của bác sĩ trước khi sử uống gừng đen.
Cách ngâm rượu gừng đen
Để ngâm rượu chúng ta thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Gừng tươi ngon sau khi mua về đem rửa thật sạch để loại bỏ hết tạp chất bẩn, không tốt đối với sức khỏe.
Bước 2: Ngâm gừng vừa rửa với nước muối pha loảng khoảng 15 – 20 phút để sạch vi khuẩn có hại.
Bước 3: Cạo sạch phần vỏ đi, sau đó rửa lại với nước thêm một lần nữa cho gừng thật sự sạch.
Bước 4: Sử dụng một trong 3 cách nên ở phía trên để chế biến gừng.
Bước 5: Cho gừng vào bình ngâm, cứ 2 lít rượu chúng ta dùng 1kg gừng.