Nhiều người nói, nếu không đóng kín cửa mà mở cửa ra khi bật điều hòa thì chẳng phải sẽ lãng phí điện sao? Lúc đầu tôi cũng nghĩ vậy, nhưng sau khi nghe các chuyên gia nói, tôi mới nhận ra mình đã làm sai.
Tại sao không nên đóng kín cửa khi bật điều hòa?
Đa số mọi người đều đóng kín cửa tới mức không có kẽ hở nào khi bật điều hòa để tránh hơi lạnh thất thoát ra bên ngoài, giúp bên trong nhà mát mẻ hơn đồng thời tiết kiệm điện năng. Trên thực tế, gió thổi sau khi khởi động điều hòa có thể bị lẫn bụi bẩn và vi khuẩn, do cổng xả của điều hòa sẽ tích tụ một lượng bụi nhất định sau một thời gian hoạt động.
Nếu cửa đóng kín, bụi bẩn và vi khuẩn sẽ tích tụ trong phòng chứ không thể thoát ra bên ngoài. Theo Tipsmake, không khí trong phòng điều hòa đóng kín độc hại gấp 2-5 lần so với không khí ngoài trời.
Nếu hít phải không khí bụi bặm này lâu ngày sẽ gây ra những tác hại không nhỏ cho sức khỏe con người, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ, rất dễ mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Bên cạnh đó, khi đóng kín cửa phòng, không khí sẽ bị giữ lại bên trong, làm tăng áp suất căn phòng. Áp suất này sẽ đẩy không khí mát vào các vết nứt hoặc khe hở nhỏ xung quanh cửa sổ, tường, trần hay sàn… gây ra tình trạng lãng phí.
Hơn nữa, khi căn phòng đạt mức nhiệt độ đã cài đặt, điều hoà sẽ tạm ngừng hệ thống làm lạnh khiến phòng bị thiếu không khí. Đó là lý do tại sao nhiều người ở trong phòng đóng kín cửa khi bật điều hòa lâu sẽ cảm thấy khó thở, ngột ngạt, khó chịu, mệt mỏi.
Đóng – mở cửa khi bật điều hòa thế nào mới đúng?
Đóng kín cửa khi bật điều hòa là không nên, mở toang cửa khi bật điều hòa lại càng sai. Cách làm đúng là bạn không nên đóng kín cửa trước khi bật điều hòa. Sau khi điều hòa hoạt động được khoảng 10-15 phút thì hẵng đóng cửa lại. Điều này sẽ giúp bụi bặm và vi khuẩn bên trong điều hòa thoát ra ngoài theo không khí, tránh bị quẩn quanh trong phòng kín rồi khiến con người hít phải.
Ngoài ra, cứ 15 – 30 phút bạn nên mở cửa phòng một lần trong vài giây để căn phòng được “hít thở”, trao đổi không khí với bên ngoài. Hoặc, bạn có thể tạo những khe hở nhỏ trong phòng, hoặc trang bị thêm quạt thông gió để không khí lưu thông tự do, nhằm tránh các vấn đề về áp suất trong phòng, giúp điều hòa không khí làm mát đồng đều và tiêu tốn ít năng lượng hơn.
Mặc dù trời nóng ai cũng thích ở lì trong phòng điều hòa, không muốn ra bên ngoài. Tuy nhiên các chuyên gia khuyên rằng bạn không nên ở trong phòng điều hoà liên tục 4 giờ, vì việc này sẽ làm bạn thiếu đi khả năng thích nghi. Tốt hơn hết, cứ khoảng 2 – 3 tiếng, bạn nên ra ngoài nhiệt độ bình thường một lần.
6 Cách làm điều hoà mát nhanh, tiết kiệm điện trong thời tiết nóng
1 Không bật tắt điều hòa liên tục
Thói quen bật tắt điều hòa liên tục tưởng chừng như giúp bạn tiết kiệm được lượng điện năng đáng kể nhưng thực tế sau mỗi lần bật tắt, điều hòa vẫn cần phải tiêu thụ rất nhiều điện, để có thể khởi chạy lại máy nén ở dàn nóng và hệ thống quạt bên trong dàn lạnh.
Ngoài ra, các dòng điều hòa đều được trang bị cảm biến nhiệt độ – có thể tự động giúp cho điều hòa tạm ngừng vận hành khi nhiệt độ bên trong căn phòng đạt đến nhiệt độ mà bạn cài đặt. Vì thế, bạn không cần phải can thiệp vào việc bật tắt điều hòa liên tục để tiết kiệm điện.
Không nên bật tắt điều hòa liên tục tránh gây tiêu hao điện năng
2 Tắt công tắc điện của điều hoà khi không sử dụng
Điều hòa vẫn có thể tiêu tốn khoảng 15W nếu như bạn tắt điều hòa bằng remote mà vẫn chưa ngắt cầu dao (nguồn cấp điện) của thiết bị. Do đó, nếu muốn tiết kiệm điện năng tối đa thì bạn hãy chú ý đến việc tắt công tắc điện của điều hòa khi không sử dụng.
Ngắt cầu dao điều hòa để mang lại hiệu quả tiết kiệm điện tối ưu
3 Không bật điều hòa 24/24
Theo các chuyên gia và bác sĩ khuyến cáo rằng: chúng ta không nên sử dụng điều hòa 24/24 vì sẽ ảnh hưởng đến trực tiếp hệ hô hấp của cơ thể, bao gồm cả làn da của người sử dụng.
Ngoài ra, khi điều hòa vận hành liên tục thì sẽ khiến cho các bộ phận, linh kiện bên trong dễ mài mòn và giảm độ bền theo thời gian sử dụng. Chính vì thế, bạn hãy tránh bật điều hòa 24/24 cũng như chỉ nên bật điều hòa khi thực sự cần thiết.
Không nên sử dụng điều hòa liên tục tránh gây tiêu hao điện năng và ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng
4 Sử dụng tính năng hẹn giờ bật/tắt
Hầu hết các mẫu điều hòa hiện nay đều được trang bị tính năng hẹn giờ bật/tắt để thuận tiện cho việc sử dụng vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày – dù là ban ngày hay ban đêm.
Nói một cách khác, tính năng hẹn giờ bật/tắt giúp bạn kiểm soát được thời gian sử dụng điều hòa theo ý muốn để góp phần tiết kiệm điện hiệu quả.
Điều hòa Panasonic Inverter 1.5 HP CU/CS-PU12XKH-8M có trang bị chức năng hẹn giờ giúp người dùng kiểm soát thời gian sử dụng điều hòa tốt hơn
5 Điều chỉnh nhiệt độ hợp lý
Theo lời khuyên từ các chuyên gia thì nhiệt độ trong căn phòng điều hòa nên ở mức 25 độ C hoặc nhiệt độ chênh lệch giữa bên trong căn phòng với bên ngoài chỉ nên dao động từ 4 – 5 độ C.
Điều này sẽ giúp cho người dùng tránh gặp phải tình trạng bị sốc nhiệt khi di chuyển từ môi trường bên ngoài vào trong căn phòng và ngược lại.
Ngoài ra, nếu bạn hạ nhiệt độ quá mức như dưới 16 độ C thì sẽ gây ra hiện tượng sốc nhiệt, đồng thời làm cho điều hòa cũng cần phải sử dụng nhiều điện để chạy máy nén, từ đó gây tiêu tốn điện năng và ảnh hưởng đến độ bền máy.
Nên điều chỉnh nhiệt độ điều hòa hợp lý khi sử dụng để không xảy ra hiện tượng sốc nhiệt cơ thể khi dùng
6 Đặt điều hoà ở vị trí thích hợp
Chọn lắp đặt điều hòa ở vị trí thích hợp trong căn phòng rất quan trọng. Vì nó ảnh hưởng đến khả năng tỏa đều hơi lạnh khắp khu vực cần được làm mát mà vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ của thiết bị khi lắp đặt.
Bạn cũng không nên lắp đặt điều hòa tại khu vực đầu giường ngủ và đầu ghế ngồi, để tránh bị cảm lạnh do hơi lạnh thổi trực tiếp vào người.
Ngoài ra, bạn cũng cần phải tránh lắp đặt điều hòa ở vị trí có nhiệt độ cao trong căn phòng để không làm ảnh hưởng đến hiệu suất làm mát của máy và gây tốn kém điện năng tiêu thụ.