Tại sao khi xây пhà mới gia chủ hay gặp hạn? Khôпg phải пgẫu пhiên mà lại có thôпg tin lan truyền troпg пhan gian пhư vậy

Từ thời xa xưa ông bà có câu “ Xây nhà hay gặp nạn”, ta vẫn thường nghe được ở đâu đó. Không phải hiển nhiên có câu nói đó, nó được đúc kết từ kinh nghiệm cha ông. Chính đó cũng là nỗi lo của nhiều gia chủ khi động thổ làm nhà. 

Tuy nhiên vẫn có nhiều người cho rằng không tin vào điều này, suy nghĩ lại cũng không phải không có căn cứ để ông cha nói như vậy. Sự thật hiện tượng Xây nhà hay gặp nạn như thế nào, cùng nhau tìm hiểu nhé.

Hạn xây nhà là thế nào?

Hạn khi làm nhà có thể hiểu một cách đơn giản, trong khi hoặc sau khi xây nhà gia chủ, những người thân trong nhà gặp phải những xui xẻo, rủi ro. Công việc làm ăn không thuận lợi, tình cảm vợ chồng trục trặc, bệnh tật liên miên, thậm chí cũng có trường hợp mất mạng…

Những nạn thường gặp hay xây nhà

Xây nhà trên đất “chủ cũ” mà chưa xin phép

“Chủ cũ” ở đây có thể là người chủ đất đầu tiên, đó là người đi khai hoang vùng đất của bạn. Ngoài ra, có thể là ông bà tổ tiên, những người mà trước đó đã sinh sống trên mảnh đất này. Sau khi chủ cũ mất đi, được chôn cất sau vườn. Linh hồn của họ vẫn ở lại mảnh đất này để cai quản khu đất như đang còn sống.

Trường hợp khác, là mảnh đất chuẩn bị xây nhà nằm trên khu vực nghĩa địa đã bị lấp đi để lấy đất xây nhà. Mà bản thân người mua đất lại đôi khi không hề biết điều đó. Ở các trường hợp trên có thể nói: gia chủ đã xâm phạm đến người đã khuất. Giống như nhà mình đang ở mà có người lạ vào mà chưa có sự xin phép. Đặc biệt với trường hợp đất trên khu nghĩa địa, Khi thực hiện “giải phóng mặt bằng” không được ổn thỏa dung hòa thì người sống khó mà yên lòng.Chính vì thế mà những người “chủ cũ” có thể gây khó dễ cho mọi người trong gia đình đặc biệt là chủ nhà, nhẹ thì ốm đau bệnh tật, nặng thì mất mạng. Đây là trường hợp phổ biến khi nói đến gặp nạn khi xây nhà

Không hợp tuổi để xây

Lý do thường gặp nếu bạn xem phong thủy, hơn hết dẫn đến gặp hạn không mong muốn. Xét theo phương diện phong thủy, bước đầu làm nhà sẽ xem tuổi và cung mệnh của gia chủ. Nếu không may năm đó, tuổi của gia chủ bị vướng vào một trong 3 đại hạn lớn: Kim Lâu – Tam Tai – Hoang Ốc, thì sẽ hoãn lại ý định làm nhà lại.

Do trường năng lượng xung khắc

Xây nhà trên mảnh đất mà trước đó là nghĩa địa, âm khí xung quanh nhà luôn nặng nề. Điều này làm ảnh hưởng  ít nhiều đến sức khỏe gia đình, khi xây nhà ở, âm dương không được cân bằng.

Chưa kể đến trường hợp, năng lượng của mảnh đất không hợp với chủ nhân mới. Khi đó, sức khỏe vốn đã yếu lại càng dễ ốm đau hơn, đặc biệt người già, trẻ nhỏ, người đang bị bệnh.

Chủ đầu tư không có kinh nghiệm

Trường hợp thực tế nhất, do kỹ sư hướng dẫn kỹ thuật không có kinh nghiệm. Dẫn đến nhà ở sẽ không đảm bảo các yếu tố cấu trúc kỹ thuật, kết cấu. Nguyên vật liệu bị cắt xén, không phù hợp, kém an toàn, khả năng chịu tải thấp. Điều này có thể khiến cả gia đình gặp phải nguy hiểm lớn khi sống trong đó.

Thêm trường hợp, khi xây nhà chủ quan, không chú ý quan tâm an toàn lao động cho bản thân. Vì thế khó tránh khỏi bị ngã, trượt , rơi từ trên xuống… Và rủi ro lúc đang xây nhà gặp này thì đều xếp vào hạn do làm nhà.

Nạn xây nhà kéo dài bao lâu?

Thông thường nạn làm nhà sẽ chỉ kéo dài khoảng 3 năm thì hết, tính từ thời điểm bắt đầu làm nhà. Theo quan niệm của ông bà và phong thủy nếu cố ý xây vào thời gian này, gia chủ sẽ dẫn đến những điều xui xẻo, không may.

Lý do khi xây nhà cần đảm bảo 2 yếu tố quan trọng: tuổi và hướng nhà để việc xây dựng thuận phong thủy. Xét tuổi của gia chủ cần chú ý phân tích các yếu tố như: Tam Tai, Kim Lâu, Hoang Ốc.

Cách hóa giải làm nhà hay gặp nạn

Thông thường hạn Tam Tai kéo dài 3 năm. Trong thời gian bị hạn này gia chủ không nên làm nhà. Tuy nhiên, nếu trường hợp gấp rút muốn hoàn thành, chúng ta vẫn có cách để tránh gặp nạn khi xây nhà.

  • Đối với nạn do không hợp tuổi, gia chủ có thể mượn người thân tuổi hợp làm nhà. Người được mượn tuổi sẽ thay thế chủ nhà động thổ, cúng bái tổ tiên, làm lễ nhập trạch,.Và bán lại nhà cho bạn. Cách này khá hay, có thể tránh được điều không may. Lại không trì hoãn tiến độ thi công, hoàn thiện.
  • Còn đối với các trường hợp gặp nạn làm nhà khác, như chưa xin phép chủ cũ. Gia chủ nên nhờ thầy phong thủy xem hướng giải quyết phù hợp. Trường hợp này sau khi đồng ý, gia chủ có thể tránh được những rủi ro không đáng có.
  • Nếu nguyên nhân từ việc không tuân thủ an toàn lao động, kỹ thuật xây dựng mà chẳng may nhà sập, chủ quan, rơi, ngã. Thì đó không phải là gặp nạn mà lỗi một phần do gia chủ.

Vì thế, đồng ý với quan điểm nhiều chuyên gia phong thủy, quan trọng nhất khi làm nhà vẫn cần đội ngũ tư vấn thiết kế, thi công. Đảm bảo an toàn hạng mục, thông số về kỹ thuật, vật liệu xây dựng sử dụng phải chắc chắn, an toàn.

Tuy trường hợp gặp vận hạn khi xây nhà khiến gia chủ vô cùng lo âu, nhưng chỉ cần làm đúng theo hóa giải về mặt phong thủy, tâm linh, khoa học đúng cách thì chuyện rủi ro sẽ rất khó xảy ra. Gia chủ hãy tìm hiểu thêm và phong thuỷ để hạn chế những rủi ro và giúp việc xây dựng nhà được diễn ra thuận lợi hơn.

Cách luộc gà cúng đẹp không rách da, thịt ngọt săn chắc chuẩn như nhà hàng nhờ mẹo này

Gà cúng là món lễ vật không thể thiếu trong dịp tuần rằm, lễ lạt của người Việt. Luộc gà cúng đặc biệt ngoài ngon thì phải đảm bảo về hình thức để mang lại nhiều may mắn

Gà cúng đặc biệt rất quan trọng từ kỹ thuật vặt lông, tới cách buộc gà cánh tiên và cách luộc. Bởi gà cúng buộc dáng cánh tiên nên khi luộc càng cần chú ý hơn gà luộc thông thường để đảm bảo hình thức đẹp, không rách da, khi ăn vẫn ngon.

Đĩa gà cúng vô cùng quan trọng trong mâm lễ của người Việt, nên những người nội trợ đảm đang sẽ thấy vô cùng áy náy nếu luộc gà cúng không đẹp.

Chọn gà cúng

Quan niệm cúng gà trống đã ăn sâu vào tiềm thức nhiều người nên bạn nhớ chọn gà trống tơ không đạp mái. Gà sau mổ còn khoảng 1,2-1,5kg là đẹp nhất để cúng không bị quá to không quá nhỏ. Gà còn sống tầm 2kg sau khi thịt hao mất 5-6 lạng lông, lòng mề nội tạng. Gà cúng gia tiên nên nhớ lấy cả bộ lòng về luộc cùng để không bị “thiếu”.

Hiện nay dịch vụ thịt gà rất nhanh tiện nên bạn chỉ cần chọn gà không phải làm thịt. Bạn cần chọn gà mào đỏ, nhúa cao đều, lông mượt bóng, mỏ không có nước, mắt nhanh, gà khỏe, ức gà căng nhưng diều không căng. Cựa gà vừa phải không dài, không thâm tím.

Còn với gà thịt sẵn thì chọn con có da màu vàng nhạt tự nhiên, lớp da mỏng đều toàn thân, thịt săn chắc, phao câu nhỏ, có ít mỡ ở phần cổ và phần đùi.

Nếu bạn không thuê được người mổ và làm gà cánh tiên thì có thể tham khảo cách tự làm sau:

Gà cúng không nên mổ phanh vì sẽ xấu mà cần mổ moi, tức chỉ moi một phần nhỏ bụng sau gà để lấy nội tạng. Chú ý cắt tiết gà để tránh bị thâm máu, gà sẽ bị đen cổ. Để tạo dáng gà chầu cánh tiên, cần lấy dao sắc rạch hai bên cổ gà, nhét phần cánh về phía miệng thông qua hai đường này. Nếu thích dáng gà bay, hãy bẻ nhẹ hai cánh gà về phía lưng, buộc cố định phần khớp xương của hai cánh lại với nhau. Tránh buộc chặt quá sẽ tạo vết hằn đứt trên cánh.

Kỹ thuật luộc gà đẹp và ngon

Vì gà cánh tiên sẽ không lật dở trong quá trình luộc nên bạn cần chuẩn bị nồi rộng để dáng gà giữ tốt nhất và đẹp nhất.

Đặt gà vào đĩa rồi đặt vào nồi cho dáng gà ngay ngắn. Lót đĩa ở dưới để bụng gà không bị rách.

Để gà ngon, bạn chuẩn bị siêu nước sôi đủ ngập gà. Bởi nếu không ngập gà thì phần da gà sẽ không đều màu không đẹp và để không phải lật gà tránh bị xước da.

Đặt gà vào nồi, sau đó rót nước sôi vào bật bếp. Cho nước sôi để da gà co nhanh lại thì thịt gà bên trong sẽ ngọt. Để nước sôi lại thì bật liu riu om gà chín trong nhiệt tầm 70 độ C, tránh để nước sôi bùng lên gà sẽ bị rách da và thịt bị khô lớp ngoài mà lớp trong chưa chín. Nhiều người thường cho gà vào từ nước lạnh nhưng cách đó khiến nước gà tiết ra nên thịt hay bị khô và giảm ngọt.

Gia vị luộc gà: Gà bình thường thì bạn có thể thêm hành nướng, gừng, lá chanh vào nước luộc để gà thơm. Nhưng với nhiều gia đình khi thờ thì có kiêng vị hành tỏi. Do đó bạn cần chú ý quan niệm của gia đình để có nên nêm gia vị hành tỏi không. Nếu không kiêng thì bạn nướng hành củ, gừng củ rồi rửa lớp đen cháy do nướng, thả vào nồi, nêm bột nêm, mì chính để nước thơm gà ngọt hơn.

Lòng tiết nên nhớ đặt cùng gà cúng. Nhưng để lòng tiết không làm xấu màu da gà thì bạn nên luộc chúng ở nồi riêng. Đun nước sôi thả lòng tiết vào và om tầm 80 độ C khoảng 10 phút là được. Vớt lòng tiết ra đặt dưới đáy đĩa.

Gà om tầm 30 phút là chín tùy theo kích thước gà, gà tầm 1,5kg om tầm 30 phút là gà đủ chín. Vớt gà ra gà sẽ không bị nứt da, dáng gà nguyên vẹn vì không bị chọc đũa, lật dở và thịt gà chín đều trong ngoài không bị khô thịt.

Vớt gà và tạo màu gà đẹp

Khi gà chín, vớt gà ra bạn có thể đặt gà vào thau nước đá lạnh to để gà nhanh săn lại. Muốn màu da gà bóng đẹp hơn bạn có thể quét một lớp nước mỡ nghệ để da gà vàng hơn. Tuy nhiên khi bạn chọn gà ngon màu da gà vàng tự nhiên trông sẽ đẹp và ăn ngon hơn là quét nước mỡ nghệ. Gà luộc xong thịt chín, ngon mềm, không rách da, gà cúng đẹp săn chắc, khi chặt ra ăn thịt chín đều ăn ngọt và mọng nước. .

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *