Lại đề xuất đánh thuế thu nhập từ lãi tiền gửi tiết kiệm

Lại đề xuất đánh thuế thu nhập từ lãi tiền gửi tiết kiệm

TP Cần Thơ đề xuất mở rộng thuế thu nhập cá nhân với lãi tiền tiết kiệm, chỉ nên miễn với các khoản gửi quy mô nhỏ.

Báo VnExpress ngày 17/2 đưa tin Lại đề xuất đánh thuế thu nhập từ lãi tiền gửi tiết kiệm. Nội dung như sau:

Cá nhân có các khoản lãi tiền gửi nhận được từ các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang được miễn thuế. Đây là các khoản tiền gửi dưới các hình thức không hoặc có kỳ hạn, gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các khoản khác theo nguyên tắc hoàn trả đầy đủ gốc, lãi.

Theo quy định hiện nay, chỉ thu nhập từ lãi tiền gửi của công ty, doanh nghiệp mới bị tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Góp ý dự thảo đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) của Bộ Tài chính, UBND TP Cần Thơ cho rằng nhà điều hành nên nghiên cứu, mở rộng cơ sở thuế. Theo đó, tỉnh này đề xuất lãi tiền gửi tiết kiệm chỉ nên miễn thuế thu nhập cá nhân với quy mô tiết kiệm nhỏ.

Song tỉnh Ninh Thuận lại cho rằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm, trái phiếu chính phủ, và các khoản đầu tư dài hạn cần được miễn thuế, để khuyến khích tiết kiệm và phát triển kinh tế.

Phản hồi trước các đề xuất này, Bộ Tài chính cho biết ngân sách Nhà nước định hướng cơ cấu lại để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững, trong đó mở rộng cơ sở thuế, hạn chế tối đa lồng ghép chính sách xã hội trong các sắc thuế. Cùng với đó, chính sách miễn, giảm, giãn thuế đảm bảo tính trung lập. Việc này được thực hiện theo Nghị quyết 07/2016 của Bộ Chính trị.

Tại dự thảo, cơ quan này cũng dẫn kinh nghiệm của các nước cho thấy Thái Lan đánh thuế lãi tiền gửi ngân hàng, Trung Quốc áp thuế với thu nhập từ lãi suất. Hay tại Hàn Quốc, tiền lãi cũng là thu nhập phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Ngược lại, một số quốc gia cho phép giảm trừ với các khoản lãi tiền vay mua nhà trả góp khi tính thuế thu nhập cá nhân. Do vậy, nhà điều hành dự kiến nghiên cứu bổ sung các khoản giảm trừ đặc thù, gồm lãi vay mua nhà, khi sửa luật thuế lần này.

Do đó, việc sửa đối tượng miễn giảm cần được nghiên cứu để phù hợp với chủ trương, thực tiễn và xu hướng cải cách thuế trên thế giới.

Thực tế, đề xuất áp thuế với khoản lãi tiền gửi ngân hàng từng được đưa ra cách đây chục năm. Một chuyên gia từng đề xuất đánh thuế thu nhập từ lãi tiết kiệm với những khoản lãi lớn, hàng trăm triệu đồng tại một hội thảo lấy ý kiến sửa Luật Thuế vào năm 2017. Theo ông, một khi lãi tiết kiệm lên tới tiền tỷ thì nên được nhìn nhận như một khoản đầu tư tương tự đầu tư chứng khoán, bất động sản.

Trước đó, năm 2013, Hiệp hội Bất động sản TP HCM từng đề xuất đánh thuế thu nhập với những khoản tiền gửi tiết kiệm 1 tỷ đồng trở lên.

Các đề xuất đánh thuế này đều vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Một số chuyên gia cho rằng việc đánh thuế với những khoản lãi tiết kiệm mang về thu nhập quá lớn là hợp lý và phù hợp với quốc tế. Tuy nhiên, lãnh đạo nhiều ngân hàng lo ngại biện pháp này sẽ ảnh hưởng lớn đến hệ thống ngân hàng, nền kinh tế.

Theo quy định hiện hành, có 10 loại thu nhập chịu thuế, trong đó có tiền lương, tiền công, thu nhập từ đầu tư, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng, bản quyền, thừa kế, quà tặng. Về mở rộng cơ sở thu thuế, việc áp thuế với lãi tiền gửi tiết kiệm không được Bộ Tài chính đề cập tới tại dự thảo gần nhất. Cơ quan này hiện chỉ tính mở rộng theo hướng bổ sung nhóm thu nhập khác hoặc quy định cụ thể các khoản thu nhập từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản là tên miền internet, sim – số điện thoại… là thu nhập chịu thuế.

Cùng ngày, báo Vietnamnet cũng đưa tin Đề xuất đánh thuế thu nhập cá nhân với lãi tiền gửi tiết kiệm. Nội dung như sau:

Góp ý về dự thảo đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) của Bộ Tài chính mới đây, UBND TP Cần Thơ đề xuất mở rộng diện đánh thuế thu nhập cá nhân (TNCN) với khoản lãi tiền tiết kiệm, chỉ miễn thuế TNCN với các khoản tiền gửi tiết kiệm nhỏ.

Theo quy định hiện hành, cá nhân có các khoản lãi tiền gửi (dưới các hình thức không hoặc có kỳ hạn, gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các khoản khác theo nguyên tắc hoàn trả đầy đủ gốc, lãi) nhận được từ các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang được miễn thuế.

Chỉ thu nhập từ lãi tiền gửi của công ty, doanh nghiệp mới bị tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

W-ngân hàng SEA bank 2025 (4).jpgTại nhiều nước, tiền lãi cũng là một khoản thu nhập phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Ảnh minh hoạ: Nam Khánh

Trong dự thảo dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế), Bộ Tài chính dẫn kinh nghiệm một số quốc gia cho thấy, tại Thái Lan, thu nhập chịu thuế được chia thành 8 loại, trong đó có cả thu nhập từ cổ tức, lãi tiền gửi ngân hàng.

Tương tự, tại Trung Quốc, Luật Thuế TNCN quy định 9 loại thu nhập chịu thuế TNCN, trong đó thu nhập từ lãi suất, cổ tức và phân phối lợi nhuận.

Và tại Hàn Quốc, tiền lãi cũng là một khoản thu nhập phải chịu thuế TNCN.

Các nước thường có quy định mang tính nguyên tắc để đảm bảo tính bao quát đối với các khoản thu nhập khác (hay thu nhập có tính chất bất thường) của cá nhân.

Bộ Tài chính nhận định, cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế – xã hội và các hình thức hoạt động kinh doanh mới đã phát sinh một số khoản thu nhập khác của cá nhân ngoài các loại thu nhập chịu thuế đã được quy định, cũng có bản chất giống với một số khoản thu nhập không thường xuyên (thu nhập vãng lai) đang thuộc diện chịu thuế TNCN hiện nay như thu nhập từ bản quyền, thu nhập từ nhượng quyền thương mại…

“Phạm vi xác định các khoản thu nhập chịu thuế của pháp luật về thuế TNCN nhìn chung phù hợp với thực tiễn Việt Nam thời gian qua và thông lệ quốc tế.

Tuy nhiên, với sự đa dạng nguồn gốc thu nhập của cá nhân, cần nghiên cứu việc sửa đổi, bổ sung quy định về thu nhập chịu thuế để đảm bảo bao quát hơn thực tế hiện nay theo hướng bổ sung nhóm thu nhập khác (giao Chính phủ quy định chi tiết) hoặc quy định cụ thể các khoản thu khác để đảm bảo tính công bằng giữa các cá nhân có phát sinh thu nhập, đảm bảo phù hợp với nguyên tắc đánh thuế TNCN và thông lệ quốc tế”, Bộ Tài chính nhấn mạnh.

Nhiều năm trước, đã từng có ý kiến đề xuất đánh thuế TNCN với các khoản lãi tiết kiệm lớn bởi khoản này cũng giống như đầu tư chứng khoán, bất động sản…

Tuy nhiên, rất nhiều ý kiến trái chiều cho rằng cần miễn thuế cho các khoản lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngân hàng, trái phiếu Chính phủ… để khuyến khích tiết kiệm, phát triển kinh tế.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *