Thấy nhà tôi mới muɑ ƌược ô tô, mấy Ьà hàng xóm hết Ьịɑ chuyện ƌỗ xe lấn chiếm ɾồi lại ƌồn thổi con gái tôi cặρ kè ƌại giɑ mới lắm tiền thế
TҺấү пҺà tȏι mớι muɑ ƌược ȏ tȏ, mấү Ьà Һàпg xóm Һết Ьịɑ cҺuүệп ƌỗ xe lấп cҺιếm rồι lạι ƌồп tҺổι coп gáι tȏι cặρ kè ƌạι gιɑ mớι lắm tιḕп tҺế
“Nghe nói con bé nhà bên ấy ᵭi với ᵭại gia ᵭấy! Còn trẻ mà ᵭã có xe hơi ᵭàng hoàng, khȏng phải tiḕn bṑ bịch thì là gì?”.
Tôi vẫn nhớ như in cái ngày con gái tôi đánh về chiếc xe ô tô màu trắng nhỏ xinh, đỗ gọn trước cổng nhà. Nó cười tươi như hoa, mắt sáng lấp lánh tự hào: “Mẹ ơi, con mua được xe rồi!”. Lòng tôi chợt ấm lại, nghĩ thầm: “Con bé khổ sở bao năm trời, giờ cũng có chút thành quả”. Nhưng tôi đâu ngờ, từ cái ngày ấy, chuyện hàng xóm bắt đầu xì xào, rồi dần dần trở thành những lời đàm tiếu khiến cả nhà tôi mệt mỏi.
Chiếc xe mới tinh, biển số sáng choang vừa xuất hiện trước cổng đã thu hút đủ thứ ánh mắt. Hôm đầu tiên, bà Tám nhà đối diện ra đứng ngó nghiêng, rồi cất giọng the thé: “Ôi dào, nhà này bỗng dưng sang chảnh quá nhỉ?”. Tôi chỉ cười trừ, nghĩ bà ta nói đùa. Nhưng rồi những ngày sau, mỗi lần con gái tôi đánh xe ra vào, lại thấy mấy bà hàng xóm tụm năm tụm ba, vừa nhìn vừa thì thầm điều gì đó.
Chuyện trở nên kỳ lạ khi bỗng một hôm, tổ trưởng dân phố ghé nhà, nói nhỏ với tôi: “Chị ơi, có người phản ánh nhà chị đỗ xe lấn sang phần đất chung đấy!”. Tôi sửng sốt, bởi tôi luôn cẩn thận đỗ xe trong phần đất nhà mình, thậm chí còn chừa đường đi rộng rãi cho người qua lại. Nhưng rõ ràng, ai đó đã cố tình “vẽ” chuyện để mách lẻo.
Rồi chuyện không dừng lại ở việc đỗ xe. Một buổi chiều, tôi ra chợ mua đồ, vô tình nghe được mẩu chuyện của mấy bà hàng nước:
“Nghe nói con bé nhà bên ấy đi với đại gia đấy! Còn trẻ mà đã có xe hơi đàng hoàng, không phải tiền bồ bịch thì là gì?”.
Tim tôi như thắt lại. Con gái tôi, đứa con mà tôi biết rõ nó đã thức trắng bao đêm làm việc, đi làm từ sáng sớm đến tối mịt để dành dụm từng đồng, giờ bị người ta bôi nhọ như thế sao? Tôi muốn xông đến chất vấn họ ngay lúc ấy, nhưng rồi lại thôi. Bởi tôi biết, càng phản ứng, họ càng có cớ để bàn tán.
Về nhà, tôi kể lại cho con gái nghe. Nó chỉ cười buồn, nắm tay tôi nói: “Mẹ ơi, người ta ghen ghét vì mình có thứ họ không có thôi. Mình sống tốt là được, không cần giải thích với ai cả”.
Dần dần, tôi nhận ra một sự thật đau lòng, phũ phàng nhưng là cái lẽ tất yếu của cuộc sống này. Khi nhà tôi còn nghèo, họ khinh ra mặt, coi chúng tôi như những kẻ thất bại. Giờ khi chúng tôi có chút thành công, họ lại tìm cách hạ bệ, bôi xấu đủ điều.
Có lần, tôi bắt gặp bà Tám đứng ngoài cổng, cố tình nhìn vào nhà tôi khi con gái tôi đi làm về. Chiếc váy công sở, đôi giày cao gót và chiếc cặp da của con bé bỗng trở thành đề tài để bà ta bàn tán: “Đi làm gì mà ăn mặc thế không biết!”.
Tôi chợt hiểu, họ không thực sự quan tâm đến sự thật. Họ chỉ cần một thứ gì đó để thỏa mãn sự ghen tị trong lòng.
Lúc ấy cơn thịnh nộ trong tôi bốc lên ngùn ngụt, tôi phi thẳng ra cửa, vừa cười vừa nói: “Ôi bà Tám ơi đúng là bà tám. Giờ con bé nhà tôi nó đi làm nó không mặc quần áo như thế thì mặc cái gì bây giờ ạ? Chả lẽ mặc đồ ngủ bạc cả màu, rách lỗ chỗ như con gái bà ạ? Chết dở! Mặc thế người ta đuổi việc rồi lại thất nghiệp như con gái bà Tám thì lấy đâu ra tiền mà mua ô tô cho người ta đồn tiếng ác”.
Những ngày tháng sau đó, tôi học được cách xử lý những chuyện chẳng ra gì này. Về cơ bản, không cần giải thích với những người cố tình hiểu sai. Mỗi khi nghe thấy lời xúc phạm, tôi chỉ cười và bỏ đi. Nhưng nếu quá đà thì tôi quyết “chiến” đến cùng.
Con gái tôi tiếp tục làm việc chăm chỉ, còn tôi thì tập trung vào những niềm vui nhỏ của cuộc sống.
Rồi một ngày, chiếc xe không còn là điều mới mẻ nữa. Những lời xì xào cũng dần lắng xuống. Có lẽ họ đã chán, hoặc cũng có thể họ nhận ra rằng sự ghen ghét của họ chẳng thể làm chúng tôi khổ sở thêm được nữa.
Giờ nghĩ lại, tôi thấy buồn cười vì những chuyện đã qua. Một chiếc xe ô tô – thứ vốn dĩ chỉ là phương tiện đi lại, lại có thể trở thành cái cớ để người ta bộc lộ bản chất xấu xa.
Nhưng qua tất cả, tôi hiểu rằng: “Đời người ngắn lắm, đừng để những kẻ nhỏ nhen đánh cắp hạnh phúc của mình”.
Con gái tôi giờ đã mua thêm 1 căn chung cư, nó vừa dồn được tiền để bố mẹ sửa nhà. Còn tôi, mỗi khi nghe tiếng hàng xóm xì xầm, chỉ biết cười trừ… và tiếp tục sống cuộc đời của mình.
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác