Theo nghiên cứu của Trường Kelley thuộc Đại học Indiana (Mỹ) được công bố trên tạp chí khoa học Journal of Consumer Research, các cặp vợ chồng giữ tiền chung có thể yêu nhau lâu hơn, ít tranh chấp tiền bạc hơn và còn cảm thấy tốt hơn về cách xử lý tài chính trong hôn nhân.
Nghiên cứu do tiến sĩ, phó giáo sư Jenny Olson dẫn đầu, đã tuyển chọn 230 cặp đôi đã đính hôn hoặc mới kết hôn lần đầu và theo dõi trong hơn 2 năm. Độ tuổi trung bình là 28, quen nhau trung bình khoảng 5 năm và có quan hệ tình cảm trung bình 3 năm. 10% trong số người được khảo sát đã có con.
Tất cả các cặp đôi được chia thành 3 nhóm: Giữ tài khoản ngân hàng riêng, mở một tài khoản ngân hàng chung, và tự quyết định về tài chính trong hôn nhân.
Vợ chồng nên giữ tiền chung hay riêng? (Ảnh minh họa).
Kết quả cho thấy, sau 2 năm theo dõi, những cặp đôi mở tài khoản ngân hàng chung đã có chất lượng mối quan hệ cao hơn đáng kể so với những người giữ tài khoản riêng, đồng thời họ đạt được sự thống nhất và minh bạch về mục tiêu tài chính lớn hơn cũng như sự hiểu biết chung về hôn nhân.
“Trong khi đó, những người giữ tài khoản riêng vẫn nghĩ rằng sẽ có thể chia tay dễ dàng hơn”, tiến sĩ Olson nói.
Những người có tài khoản chung có “mức độ cộng đồng” trong hôn nhân cao hơn so với những người giữ tài khoản riêng hoặc chỉ chung một phần.
Cô Olson giải thích: “Mức độ cộng đồng” có nghĩa là khi giữ tiền chung, các cặp đôi sẽ có suy nghĩ theo hướng “chúng ta”, và đáp ứng nhu cầu của nhau theo nghĩa “anh muốn giúp em vì em cần, anh không theo dõi”.
Trong khi đó, các cặp đôi giữ tiền riêng xem việc ra quyết định tài chính trong hôn nhân giống như một cuộc đổi chác. “Anh giúp em thì sau này em phải giúp anh. Anh trả tiền internet thì em phải trả tiền bác sĩ”… Họ không làm việc cùng nhau như những người có tài khoản chung.
Với những cặp đôi mới kết hôn, nếu không đóng góp thu nhập, họ sẽ mất nhiều thời gian tranh cãi vì chuyện tiền nong. Nếu vợ chồng không cùng đóng góp tiền, họ sẽ mất nhiều thời gian để tranh luận về các khoản chi tiêu hàng tháng để từ đó quyết định cách phân chia thu nhập. Trong một số trường hợp, nó có thể làm nổi lên sự chênh lệch thu nhập giữa 2 người.
Tất nhiên, vẫn có trường hợp ngoại lệ. Nếu bạn có tài sản thừa kế hay vợ hoặc chồng của bạn có khả năng là bị đơn trong một vụ kiện rắc rối, đây có thể là lý do chính đáng để tách rời tài khoản ngân hàng. Nhưng theo các nhà tâm lý học, việc tách biệt các tài khoản một cách cứng nhắc chỉ gây ra thêm nhiều tranh cãi trong hôn nhân.
Theo tờ Sixth Tone, tại nhiều nước phương Tây, các thành viên trong gia đình thường dành một khoản tiền riêng cho mục đích cá nhân như mua sắm, đi chơi với bạn bè. Đây được coi là điều bình thường.
Tuy nhiên, ở Trung Quốc, đa số cặp đôi đều hùn tiền của cả 2 lại với nhau và việc có “quỹ đen” được coi là tối kỵ. Một cuộc khảo sát toàn quốc tại nước này cho thấy 74% đàn ông đã kết hôn nói rằng họ có “quỹ đen”. Trong số đó, 53% cho biết việc này mang lại cho họ cảm giác an toàn. 34% tiết lộ họ cảm thấy tự do hơn khi làm như vậy.
Tất nhiên, không có công thức nào hoàn hảo với tất cả mọi người nhưng nhiều chuyên gia đồng tình rằng việc đóng góp phần lớn thu nhập vào quỹ chung sẽ tạo ra sự tin tưởng và nhiều tình yêu hơn trong hôn nhân.
Đây không phải lần đầu tiên giới khoa học bàn luận về vấn đề tiền bạc trong hôn nhân. Trước đó, nghiên cứu của tiến sĩ tâm lý học, đồng tác giả cuốn sách “Happy Money” và giảng viên Đại học Kinh doanh Harvard – Michael Norton cũng khẳng định, càng đóng góp nhiều tiền vào quỹ chung của gia đình, hôn nhân của bạn càng hạnh phúc.
Cụ thể, việc giữ lại 5% thu nhập để chi tiêu cá nhân, còn lại đóng góp cho gia đình và việc đóng góp 100% đem lại mức độ hạnh phúc tương đương nhau.
Ngược lại, càng đóng góp ít thì hôn nhân càng ít hạnh phúc. Người đóng góp 80% thu nhập cho gia đình có xu hướng hạnh phúc hơn những người đóng góp 70%. Và người giữ lại toàn bộ thu nhập là những người ít hạnh phúc nhất.
Nghiên cứu trên được đánh giá là có cơ sở bởi một số lý do. Bạn thường có xu hướng đóng góp ít đi, giữ tiền cho riêng mình để “phòng thân” khi hôn nhân gặp trục trặc.
Còn với những cặp đôi mới kết hôn, nếu không đóng góp thu nhập, họ sẽ mất nhiều thời gian tranh cãi vì chuyện tiền nong. Norton cho biết, nếu vợ chồng không cùng đóng góp tiền, họ sẽ mất nhiều thời gian để tranh luận về các khoản chi tiêu hàng tháng để từ đó quyết định cách phân chia thu nhập. Trong một số trường hợp, nó có thể làm nổi lên sự chênh lệch thu nhập giữa 2 người. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội tốt cho các cuộc tranh cãi xem ai phải trả tiền cho khoản nào.
Nghiên cứu của Norton nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chia sẻ. Khi tiêu tiền vì người khác chúng ta cảm thấy hạnh phúc hơn khi tiêu tiền cho chính mình.
Nhà tâm lý học Daniel Gilbert cũng có chung quan điểm. Ông cho rằng hành động cùng góp tiền trong hôn nhân có thể tạo ra nhiều tình yêu và sự tin tưởng hơn.
Trong khi đó, giữ lại toàn bộ thu nhập thường sẽ không mang lại sự “phòng thân” như bạn nghĩ. Ví dụ, một tài khoản ngân hàng riêng rẽ cũng không thể bảo vệ bạn khỏi những vấn đề tài chính mà nửa kia gặp phải. Một cách dễ hiểu, nếu họ mắc nợ hay gặp khó khăn, bạn vẫn giúp đỡ họ còn nếu không, tình cảm giữa 2 người sẽ bị rạn nứt.
Tất nhiên, vẫn có trường hợp ngoại lệ. Nếu bạn có tài sản thừa kế hay vợ hoặc chồng của bạn có khả năng là bị đơn trong một vụ kiện rắc rối, đây có thể là lý do chính đáng để tách rời tài khoản ngân hàng. Nhưng theo các nhà tâm lý học, việc tách biệt các tài khoản một cách cứng nhắc chỉ gây ra thêm nhiều tranh cãi trong hôn nhân.
Nhìn chung, không có công thức nào hoàn hảo với tất cả mọi người nhưng nhiều chuyên gia đồng tình rằng việc đóng góp phần lớn thu nhập vào quỹ chung sẽ tạo ra sự tin tưởng và nhiều tình yêu hơn trong hôn nhân.
Trồng cây rau mùi tàu trong vườn, chẳng khác gì có ‘một tủ thuốc an toàn cho cả gia đình’
Mùi tàu hay ngò gai là một loại rau thơm quen thuộc giúp tăng hương vị cho món ăn. Đồng thời nó cũng là một vị thuốc chữa bệnh hiệu quả.
Nghiên cứu cho thấy trong lá và rễ mùi tàu có hàm lượng tinh dầu cao. Hạt mùi tàu giàu canxi, sắt, phốt pho, carotene và riboflavin, vitamin A, B1, B2 và C cung cấp cho cơ thể. Bên cạnh đó, rau mùi tàu cũng có đầy đủ chất dinh dưỡng gồm protein, chất béo và tinh bột.
Theo y học cổ truyền, rau mùi tàu vị cay, hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiện tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau, làm tan chất nhầy giúp long đờm.
Uống nước rau mùi tàu có tác dụng gì?
Nước rau mùi tàu mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe như chữa bệnh hôi miệng, trị nám da, điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa.Chữa hôi miệngBạn chuẩn bị 30g rau mùi tàu tươi, rửa sạch rồi đem đun sôi với khoảng 200ml nước. Bạn có thể thêm vài hạt muối rồi dùng nước này để súc miệng. Nên áp dụng uống nước rau mùi tàu thường xuyên 3 lần/ngày và đều đặn trong khoảng 1 tuần liên tục nhất định sẽ giúp hơi thở thơm tho hơn.
Tác dụng trị nám da
Bạn chuẩn bị khoảng một nắm rau mùi tàu tươi. Sau đó đem thái vụn rau mùi tàu tươi và ngâm vào nước ấm trong vòng 2 tiếng. Lọc bỏ phần bã rau và dùng nước cốt để thoa đều lên vùng mặt liên tục khoảng 15 – 20 phút. Mỗi ngày, bạn nên sử dụng 2 lần vào sáng sớm và lúc chuẩn bị đi ngủ.
Điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa
Bạn chuẩn bị 1 năm rau mùi tàu ở dạng tươi. Đem rửa sạch rồi giã và ép lấy phần nước. Mỗi ngày uống nước rau mùi tàu khoảng từ 3 – 5 lần và mỗi lần chỉ uống 1 – 2 muỗng. Bài thuốc này có thể giúp điều trị tình trạng ăn không tiêu, viêm ruột kết và bệnh viêm gan.Những bài thuốc khác từ rau mùi tàu
Trị viêm dạ dày
Rễ mùi tàu, cam thảo mỗi thứ 20g. sắc uống.
Trướng bụng, buồn nôn
Mùi tàu 20g, củ sả 6g, tía tô 12g, gừng tươi 6g. Sắc uống.
Trị đau bụng, tiêu chảy
Mùi tàu 20g, củ sả, lá tía tô, gừng sống mỗi vị 12g, sắc uống trong ngày.
Chữa cảm cúm, nóng sốt
Rau mùi 40g, gừng tươi 10g, ngải cứu 8g, cúc tần 12g. Sắc uống cho ra mồ hôi.
Chữa viêm loét miệng, nhiệt miệng
Mùi tàu, húng chanh, rửa sạch bằng nước muối rồi nhai kỹ, nuốt nước.
Giải cảm, ăn không tiêu
Mùi tàu 20g, cam thảo đất ( cây tươi) 30g. Sắc uống.
Trị viêm kết mạc
Mùi tàu tươi, rửa nước muối sạch, phơi héo, đem sắc lấy nước xông và rửa mắt.
Trị dị ứng mẩn ngứa
Mùi tàu rửả sạch, giã nát, lọc lấy nước cốt, xoa vào nơi tổn thương.
Trị ban sởi
Mùi tàu 9g, bạc hà 3g, thuyền thoái 3g. Sắc uống.
Hỗ trợ điều trị sỏi thận
Mùi tàu cả rễ 30g rửa sạch, phơi héo, bông mã đề16g, kim tiền thảo 16g. Sắc uống.
Chữa đái dầm ở trẻ nhỏ
Mùi tàu, ngổ, cỏ mần trầu, mỗi vị 20g, cỏ sữa lá nhỏ 10g, thái nhỏ, phơi khô. Sắc uống. Dùng 5-10 ngày là 1 liệu trình.