Chiều rộng lốp ô tô luôn kết thúc bằng số 5 do quy định kỹ thuật của Tổ chức Kỹ thuật về Lốp và Vành xe châu Âu (ETRTO) và tiêu chuẩn
ETRTO được thành lập từ năm 1964, tổ chức này chịu trách nhiệm thiết lập mẫu lốp tiêu chuẩn để bán ở châu Âu. Theo quy định của ETRTO, lốp dùng cho xe khách (ô tô khách), xe bán tải/xe tải nhẹ (Light Trucks) và xe thương mại (Commercial Vehicle) phải có chiều rộng lốp tận cùng là số 5 để tránh nhầm lẫn với lốp xe máy, xe nông nghiệp.
Một lý do quan trọng khác là sự thống nhất và tiêu chuẩn hóa trong ngành công nghiệp lốp xe. Việc chiều rộng lốp xe ô tô kết thúc bằng số 5 giúp các nhà sản xuất, nhà phân phối và người tiêu dùng dễ dàng hơn trong việc nhận diện, sản xuất, chọn mua lốp phù hợp với các loại xe khác nhau.
Điều này không chỉ giúp tăng tính nhất quán trong quá trình sản xuất mà còn đảm bảo rằng các sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn an toàn và hiệu suất nhất định.
Ngoài ra, việc quy định chiều rộng lốp kết thúc bằng số 5 cũng giúp đơn giản hóa quá trình thiết kế và lắp đặt lốp xe, đảm bảo rằng các lốp sẽ vừa vặn và hoạt động hiệu quả trên các loại xe được sản xuất theo tiêu chuẩn này.
Chiều rộng của lốp ô tô luôn kết thúc bằng số 5. (Ảnh minh họa).
Thông thường, trên bề mặt thành lốp xe đều in thông số kích thước lốp với các chỉ số, ví dụ như: 205/45R17 hay 225/60R16…
Trong đó, chỉ số 205 hay 225 được hiểu là chiều rộng lốp. Tùy mỗi loại xe, chỉ số này sẽ dao động trong khoảng 155 – 315 và tính bằng đơn vị mm.
Hai số tiếp theo và nằm phía sau gạch chéo là biên dạng lốp, là tỷ lệ % giữa chiều cao hông lốp so với chiều rộng mặt lốp và thường từ 55 – 75% với phần lớn ô tô du lịch.
R nghĩa là cấu trúc bố thép tỏa tròn Radial, một tiêu chuẩn công nghiệp của xe con và là loại lốp thông dụng nhất. Những loại xe khác có thể là B, D hoặc E.
Chỉ số cuối cùng trong dải ký tự như 17 hay 16 chỉ đường kính mâm xe phù hợp với lốp xe, tính bằng inch.
Đây là những chỉ số cơ bản để người dùng ô tô có thể lựa chọn lốp đúng với kích cỡ xe đã được nhà sản xuất trang bị ngay từ khi xuất xưởng.
Jack Ma U60 trải qua nhiều thăng trầm, vẫn tiếp tục khởi nghiệp: Ý chí vẫn còn, chưa thể đặt dấu chấm hết
Sau một thời gian sống kín tiếng, Jack Ma một lần nữa trở lại với một cái tên hoàn toàn mới.
Jack Ma, người sáng lập tập đoàn thương mại điện tử hàng đầu Trung Quốc Alibaba Group Holding được cho là đã thành lập một công ty mới bán thực phẩm đóng gói sẵn.
Nguồn dữ liệu doanh nghiệp Qichacha tiết lộ, Jack Ma đã khánh thành công ty tại Trung Quốc, với vốn hóa 10 triệu nhân dân tệ (1,39 triệu USD). Hoạt động kinh doanh chính liên quan đến các bữa ăn nấu sẵn, vốn có nhu cầu ngày càng tăng ở Trung Quốc do hiệu ứng ở nhà dài ngày hồi đại dịch.
Có thể nói, sự trở lại của Jack Ma ở độ tuổi 59 khiến nhiều người ngạc nhiên. Có thể thấy, dù đã cận kề tuổi lục tuần, ý chí của ông vẫn chưa hề vơi bớt.
Gan lì đối mặt với thất bại
Jack Ma gặp không ít thăng trầm trong đời. Ông từ chức hội đồng quản trị của Alibaba vào năm 2020, rời khỏi công việc quản lý hàng ngày. Khi Alibaba phải đối mặt với các biện pháp kiểm soát thắt chặt, Jack Ma gần như “biến mất” trước truyền thông.
Sự đi xuống của Alibaba không phải thất bại duy nhất trong đời của Jack Ma. Trước đó, ông đã vấp ngã không ít lần.
“Tôi đã trượt kỳ thi quan trọng ở trường 2 lần. Riêng cấp 2, tôi trượt đến 3 lần,” Jack Ma cho biết. “Tôi đã ứng tuyển vào Harvard, nhưng bị từ chối 10 lần.” Cuối cùng, ông học và tốt nghiệp Học viện Sư phạm Hàng Châu, chuyên ngành Sư phạm tiếng Anh.
Jack Ma lúc trẻ. Ảnh: Sina
Jack Ma cũng từng bị hãng gà rán KFC từ chối đơn xin việc (có 24 người ứng viên nhưng chỉ mình ông trượt còn tất cả đều được nhận). Thậm chí, ông còn thất bại khi xin làm cảnh sát hay bồi bàn tại một khách sạn 4 sao ở Hàng Châu (em họ ông thì được tuyển).
Kể cả sau khi thành lập Alibaba, ông cũng phải đối mặt với sự từ chối. Năm 2001, Jack Ma gọi 5 triệu USD tiền vốn từ các nhà đầu tư Mỹ nhưng cũng bị khước từ. Tuy nhiên, ông không bỏ cuộc, và đến năm 2005, Yahoo đã mua phần lớn cổ phần tại Alibaba. Năm 2014, Alibaba đã lập kỷ lục chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng ở mức 25 tỷ USD.
Quan trọng là, bạn không được để thất bại khiến mình chùn bước.
“Dĩ nhiên là bạn chẳng vui vẻ gì khi người khác nói ‘không’. Hãy đi ngủ, thức dậy, rồi bắt đầu lại từ đầu,” ông khuyên.
“Đừng bao giờ bỏ cuộc”
Jack Ma cho biết, chính nhân vật Forrest Gump đã truyền cảm hứng cho ông: “Tôi yêu Forrest Gump. Đơn giản thôi – đừng bao giờ bỏ cuộc.”
Ở thời điểm gian khổ nhất, chúng ta không sa ngã, không mất đi niềm tin và ý chí của mình thì sớm muộn cũng sẽ có ngày thành công. Từ xưa đến nay, chẳng mấy ai có thể một bước đạt tới đỉnh cao mà không trải qua nhiều lần vấp váp. Chính vì thế, muốn thành công, chúng ta phải luôn rèn giũa ý chí của mình trở nên kiên cường trước mọi thất bại, biến năng lực của mình trở nên mạnh mẽ trước mọi sóng gió, tích lũy tư cách để đón chào thành công.
Ông cho rằng chỉ cần không bỏ cuộc thì sẽ thành công. Ảnh: Sohu
Jack Ma dùng cả nửa đời để thất bại và vượt qua biến cố, đến một ngày những bài học tích lũy được đem đến cho ông cơ hội mới. Chính vì thế, cho dù có rơi vào bước đường cùng của thất bại, chỉ cần không hoảng sợ, không chùn bước, chúng ta vẫn sẽ có ngày trèo lên được đỉnh cao.< Ông từng cho rằng: “Nếu học hỏi được từ những sai lầm, các bạn sẽ trở nên mạnh mẽ hơn. Một điều khác tôi muốn chia sẻ là: Nếu các bạn muốn thành công, các bạn phải học được cách làm những việc mà người khác không làm. Tôi không nghĩ tôi thông minh hơn các bạn. Tôi đã trượt 3 lần cho kì thi đại học. Nhưng tôi không từ bỏ. Mỗi lần thất bại, tôi lại làm lại…”
Nếu bạn chỉ biết than phiền, bạn sẽ không có cơ hội. Khi người khác than phiền, đó chính là cơ hội của bạn. Hãy suy nghĩ về tương lai và những điều bạn muốn làm. Bất cứ ai cũng có thể thành công nếu như bắt đầu từ hôm nay và không từ bỏ mục tiêu của mình. Những lần thất bại là thử thách của cuộc sống, chỉ cần bạn học hỏi từ những sai lầm và không bỏ cuộc, bạn có thể làm được mọi điều.