Quản lý khách sạn tiết lộ: Những thứ trong khách sạn bạn có thể mang về mà không bị tính thêm phí

Khách hàng có thể thoải mái đem một số món đồ trong phòng ⱪhách sạn về nhà mà ⱪhông lo đến việc phải trả thêm phí cho chúng.

Phòng ⱪhách sạn được trang bị rất nhiều đồ dùng, trong đó có những món đồ mà ⱪhách hàng được mang về thoải mái. Tuy nhiên, đây là điều mà ⱪhông phải vị ⱪhách nào cũng nắm được hoặc nắm ⱪhông đầy đủ thông tin.

Paul Bayliss, quản lý của một ⱪhách sạn ở Anh tiết lộ rằng, những thứ như bàn chải, ⱪem đánh răng, lược, dao cạo, dầu gội – sữa tắm dạng mini, giấy, bút, dép đi trong phòng và tất dùng một lần là những thứ mà ⱪhách hàng có thể thoải mái mang về. Lưu ý, những ⱪhách sản sử dụng dầu gội, sữa tắm đựng trong chai lớn thì ⱪhách hàng sẽ ⱪhông được mang thứ này về nhà.

Những món đồ vệ sinh cá nhân cơ bản như bàn chải đánh răng, ⱪem đánh răng, lược... là những thứ mà ⱪhách hàng có thể thoải mái đem về.

Những món đồ vệ sinh cá nhân cơ bản như bàn chải đánh răng, ⱪem đánh răng, lược… là những thứ mà ⱪhách hàng có thể thoải mái đem về.

Ngoài ra, tùy theo chính sách cư trú cụ thể của từng ⱪhách sạn, ⱪhách hàng còn có thể được cung cấp hai chai nước, hai loại đồ uống miễn phí (thường là trà và cà phê hòa tan). Đây cũng là những món đồ mà ⱪhách hàng hoàn toàn có thể mang về.

Với các món đồ trong tủ lạnh/minibar, nếu sử dụng, ⱪhách hàng sẽ bị tính thêm phí. Khách hàng có thể xem giá của các sản phẩm này trong tờ thông tin được đặt ở trong phòng.

Một số thứ ⱪhác mà ⱪhách hàng cũng sẽ phải trả phí nếu mang về hoặc làm hỏng hóc, đó là gối, áo choàng tắm, các món đồ trang trí có giá trị, giường, đệm, tivi, tủ lạnh, điều hòa… Trước đây, việc ⱪhách hàng mang áo choàng tắm của ⱪhách sạn về xảy ra ⱪhá phổ biến. Vì vậy, đa số các ⱪhách sạn đều thông báo rõ việc mang những món đồ nào trong phòng về nhà thì ⱪhách sẽ bị tính phí, đền tiền.

Trong một số trường hợp đặc biệt, các sản phẩm như áo choàng tắm, chăn, ga được thêu tên ⱪhách sạn cùng với tên của ⱪhách hàng thuê phòng (hoặc tên một sự ⱪiện đặc biệt được tổ chức tại ⱪhách sạn và dành riêng cho những đối tượng ⱪhách thuê phòng để tham gia sự ⱪiện đó) thì những món đồ này thuộc sở hữu của ⱪhách và ⱪhách có thể mang về (do chi phí của sản phẩm đã được tính trong phí thuê phòng). Điều này thường chỉ gặp ở các ⱪhách sạn cao cấp.

Với những món đồ sứ trong ⱪhách sạn như cốc, đĩa, nếu cảm thấy yêu thích chúng và muốn giữ làm ⱪỷ niệm, bạn có thể hỏi lễ tân. Nhiều ⱪhách sạn có quầy bán đồ lưu niệm và bạn có thể tìm mua những món tương tự ở đây.

Một thứ ở ⱪhách sạn mà ⱪhách hàng có thể mang về mà rất ít người nghĩ đến đó chính là giấy vệ sinh. Bạn có thể lấy giấy vệ sinh trong ⱪhách sạn để sử dụng trong quãng đường di chuyển từ đây về nhà hoặc đến những địa điểm tiếp theo.

Bà mẹ này nuôi dạy nên 4 giám đốc điều hành cực kỳ thành công và đây là điều duy nhất bà làm: Rất đơn giản!

Mẹ cô không bao giờ để hoàn cảnh “quyết định tương lai của tôi và cho phép ai nghĩ tôi một nạn nhân”.

Nếu bạn hỏi mẹ của Ginni Rometty làm thế nào bà có thể nuôi dạy nên được 4 giám đốc điều hành có quyền lực cao, bà cũng sẽ choáng váng như bạn.

“Mẹ tôi luôn hỏi, ‘Sao chuyện này lại xảy ra?’,” Rometty, cựu Giám đốc điều hành của IBM (một tập đoàn về công nghệ máy tính đa quốc gia có trụ sở tại Armonk, New York, Mỹ), cho biết hôm thứ Tư tại hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Doanh nghiệp Thế giới. “Cho đến tận ngày hôm nay, bà ấy vẫn thường hay hỏi, ‘Mẹ đã làm gì vậy?’”

Em gái út của Rometty, Darlene Nicosia, là Giám đốc điều hành của công ty sản xuất thực phẩm Hearthside Food Solutions. Chị gái của cô, Anette Rippert, từng là giám đốc điều hành chiến lược tại công ty tư vấn Accenture trước khi nghỉ hưu vào năm ngoái, và anh trai cô, Joe Nicosia, là nhân viên điều hành giao dịch tại công ty thương mại Louis Dreyfus Company.

Một bài học từ mẹ đã giúp họ trưởng thành thành những người độc lập và thành công đó là: “Đừng bao giờ để người khác định nghĩa con là ai”.

Bà mẹ này nuôi dạy nên 4 giám đốc điều hành cực kỳ thành công và đây là điều duy nhất bà làm: Rất đơn giản! - Ảnh 1.

Ginni Rometty

Rometty cho biết bản thân cô lớn lên trong một gia đình khá bình thường. Cuộc sống của cả nhà thay đổi khi cô 15 tuổi và cha cô, nguồn thu nhập chính của họ, đã rời đi. “Ông ấy không để lại cho chúng tôi thứ gì, không nhà, không thức ăn, không tiền bạc,” cô nói.

Gia đình buộc phải di chuyển, nhận phiếu thực phẩm và viện trợ của chính phủ. Mẹ cô – người không có việc làm vào thời điểm đó, đã tìm được việc làm tại một bệnh viện địa phương.

Mẹ cô không bao giờ để hoàn cảnh “quyết định tương lai của tôi và cho phép ai nghĩ tôi một nạn nhân”.

Nghịch cảnh có thể dẫn đến thành công ra sao?

Đối với 4 anh chị em Rometty, việc chứng kiến trải nghiệm của mẹ đã tiếp thêm sức mạnh cho họ làm việc chăm chỉ, ít phàn nàn hơn và không ngừng “tìm ra giải pháp”, Rometty nói.

Tác giả sách bán chạy nhất và nhà nghiên cứu về lãnh đạo Brené Brown từng nói: “Điều khiến tôi lo lắng là các bậc cha mẹ ngày nay muốn sửa chữa mọi thứ cho con mình thay vì để chúng phải chịu đựng nghịch cảnh”.

“Mẹ tôi không chọn những tình huống mà chúng tôi gặp phải, nhưng chúng tôi đã luôn cố gắng hết sức mình”, Rometty chia sẻ.

Bà mẹ này nuôi dạy nên 4 giám đốc điều hành cực kỳ thành công và đây là điều duy nhất bà làm: Rất đơn giản! - Ảnh 2.

Đừng bao giờ để người khác định nghĩa bạn là ai

Rometty không phải là ví dụ điển hình duy nhất của việc vươn lên từ hai bàn tay trắng. Không ít những doanh nhân đều từng chia sẻ về những khó khăn mà họ phải đối mặt trước khi đạt được thành công.

Oprah Winfrey, nữ giám đốc truyền thông nổi tiếng của Mỹ, từng chia sẻ bản thân lớn lên ở Mississippi mà không có nước và điện.

Mark Cuban, doanh nhân đồng thời là một trong những “cá mập” quyền lực của chương trình “Shark Tank” của Mỹ từng phải ngủ trên sàn và sử dụng những chiếc khăn “khó chịu” của Motel 6 ở độ tuổi 20 khi cố gắng thành lập công ty khởi nghiệp đầu tiên của mình.

Theo Christine Carter, nhà xã hội học và Phó chủ tịch khoa học chuyển đổi tại BetterUp, mọi người đều phải đối mặt với những trở ngại và cách bạn phản ứng với chúng sẽ quyết định mức độ thành công của bạn.

“Những người tài giỏi biến nghịch cảnh thành thành công,” Carter viết trên tạp chí Greater Good của UC Berkeley vào năm 2013. “Nghịch cảnh trong cuộc sống là điều hiển nhiên, thành công và hạnh phúc của chúng ta phụ thuộc vào khả năng đương đầu và trưởng thành nhờ nó.”

Bản thân Rometty cũng chia sẻ rằng việc vượt qua khó khăn đã dạy cô lạc quan và cầu tiến hơn. “Trải qua rất nhiều chuyện, tôi luôn cảm thấy rằng sẽ chẳng còn chuyện gì có thể tồi tệ hơn xảy ra nữa”, Rometty chân thành chia sẻ.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *