Câu nói nổi tiếng từ bao đời nay: ‘Lấy vợ chọn đức không dâm, lấy chồng chọn tâm không tham của’, nhiều người không nghe vẫn cưới nhầm người

Kết hôn là sự kiện trọng đại của đời người, không chỉ liên quan đến hạnh phúc cuộc đời của bản thân mà còn liên quan đến sự phát triển của thế hệ mai sau nên người xưa đặc biệt coi trọng việc cưới xin.
Thời xưa ở Trung Quốc có câu: Lấy vợ chọn người có đức mà không dâm, lấy chồng thì chọn người có một lòng một dạ chứ không tham lấy của cải. Chẳng hạn, nhà giàu, quý tộc thời xưa rất đặc biệt coi trọng gia đình gia giáo môn đăng hộ đối, không nên “vơ bèo vạt tép” bởi hôn nhân là việc trọng đại, nhất là chọn vợ phải chọn người xứng đôi vừa lứa, có đủ các đức hạnh. Chính vì hôn nhân là việc quan trọng nên bất kể ở thời đại nào cũng có thể áp dụng câu nói trên.

Kết hôn là sự kiện trọng đại của đời người, nên người xưa đặc biệt coi trọng việc chọn vợ chọn chồng để cưới.
Ví dụ như việc Võ Đại Lang trong “Thủy Hử” lấy được Phan Kim Liên xinh đẹp làm vợ khiến nhiều người phải ghen tị. Nhưng kết quả là nàng ta tuy là người có sắc nước hương trời nhưng lại là người dâm tà, nên cuối cùng trở thành ác phụ nổi tiếng.

(Ảnh minh họa)

Bản chất con người ai cũng có lòng mong được lợi, tránh thiệt thòi, nhưng người xưa khuyên khi lấy vợ thì chọn người có đức, chứ không phải dâm, như thế mới là điều tốt. Tuy nhiên, ngoài đời nhiều người luôn mong lấy được người tài đức vẹn toàn nhưng không ngờ lại chọn phải cái hại mà bỏ qua cái lợi, tại sao lại như vậy?

Khi nói về bản chất, con người luôn tìm kiếm ưu điểm và tránh nhược điểm, nên mọi người đều biết rằng sắc đẹp thực ra là một loại lợi ích. Loại lợi ích này có thể nhìn thấy rõ ràng và trực quan. Nhưng ngược lại, cái đức mặc dù nó có giá trị hơn, nhưng nó là một lợi ích vô hình, không thể nhìn, cầm nắm được và trong một khoảng thời gian ngắn, lợi ích do đức mang lại thường sẽ không hiển thị ngay.

(Ảnh minh họa)

Tầm nhìn của một người cũng được chia thành dài và ngắn, nếu bạn có tầm nhìn dài hạn, bạn có thể nhìn thấy giá trị ẩn dưới bề mặt, nhưng những người thiển cận, hoặc những người có trình độ tương đối nông cạn thì thường không nhìn nhận thấy giá trị của điều đó ngay lập tức. Trong khi đó, công dụng và lợi ích của cái đẹp đã quá rõ ràng rồi, sắc đẹp là thứ đang ở trước mắt và gần như trong tầm tay khiến người ta không thể không muốn có ngay.

(Ảnh minh họa)

Có một câu thành ngữ là “sắc hư vinh”. Ngay cả những người dù rất hiểu biết, suy nghĩ chín chắn cũng có thể mất đi lý trí và óc phán đoán trước cái đẹp. Và cái quý của đức hạnh, ân nghĩa thì lại dễ bị mờ nhạt trước sự thực dụng, lòng tham. Một người bình thường khi nhìn một chiếc túi da tốt thấy không hấp dẫn bằng chiếc túi kém chất lượng có mẫu mã đẹp long lanh.

(Ảnh minh họa)

Tương tự như vậy, nếu một người phụ nữ không có những giá trị đúng đắn, cô ta sẽ không nghe những câu nói của người xưa vẫn khuyên như “lấy chồng thì chọn người có một lòng một dạ chứ không tham lấy của cải”. Bạn không biết rằng thứ bạn coi trọng là của cải, cũng có lúc bị mất hết, ngày bạn đưa ra lựa chọn sai lầm, bi kịch hôn nhân cũng bắt đầu mở ra.

Vì vậy, một người xinh đẹp chưa chắc đã là người bạn đời lý tưởng. Điều may mắn nhất của một người nằm ở “đức hạnh”. Đức hạnh chính là đạo đức và tính nết tốt. Sắc đẹp rồi cũng sẽ tàn lụi, nhưng là đạo đức tốt thì sẽ tồn tại mãi mãi và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Tại sao tổ tiên chọn thịt gà, thịt lợn để dâпg cúпg mà lại khôпg cúпg vịt hay пgan? Đại kỵ gì ở đây?

Trong các vật phẩm dâng cúng thần linh gia tiên thì người Việt từ thời tổ tiên ông bà ta truyền lại là cúng gà, cúng lợn nhưng lại không bao giờ dùng vịt, ngan, ngỗng, trâu, bò chó.

Khi bày biện đồ cúng, đặc biệt vào các dịp lễ hay tuần rằm quan trọng thì thường không thể thiếu gà cúng hoặc lợn quay cả con, thủ lợn. Nếu bày mâm cỗ mời gia tiên về ăn như trong ngày giỗ chạp, Tết nhất thì nếu có những món vịt, ngan, chó, mèo, bò, trâu trong mâm cơm đãi khách nhưng trong mâm cơm cúng thì cũng thường không đặt các món đó vào, mà sẽ chủ yếu là khoanh giò, đĩa chả, tô canh măng, đĩa nộm, đĩa nem, gà chặt, rau củ xào, canh bóng bì… Tại sao lại có như vậy?
cung-ga-cung-lon-cung-vit
 

Vì sao gà và lợn được chọn là linh vật trong lễ cúng tế?

Từ xa xưa người Việt nuôi trâu bò để cày ruộng, chó mèo để giữ nhà, lợn, gà ngan vịt lấy thịt ăn. Việc trâu bò to lớn không thể giết mổ thường xuyên và là sức lao động nên quanh năm may ra mới có lần giết trâu bò. Bởi thế truyền thống xa xưa không có dâng cúng trâu bò.

Còn trong họ gia cầm, ngan gà, vịt thì xuất phát thời xa xưa gà cũng phổ biến hơn ngan, vịt. Hơn nữa gà trống là một linh vật mang tính oai vệ, và tiếng gáy gà trống rất linh thiêng. Gà trống biểu tượng cho sự kết nối giữa thần linh và con người. Tiếng gáy của gà trống báo hiệu ngày mới, đánh thức vạn vật. Cúng gà trống để thể hiện kết nối giữa con người với thần tiên, tổ tiên. Gà trống mang biểu trưng phong thủy và tâm linh cao. Trong khi đó ngan, vịt lạch bạch, chậm chạp không oai vệ, lại hay xì xoẹt không mang tính biểu trưng tốt lành. Tiếng kêu của ngan vịt lại không hay và đồng âm với những từ không tốt lành.

Còn lợn là một sinh vật biểu tượng cho sự phồn thực thịnh vượng nhàn nhã, sung túc. Nên cúng lợn cầu mong cho sự phồn vinh, và thể hiện sự hiến tế cho thần linh.
cung-ga-cung-lon-khong-cung-ngan-vit
Hơn nữa thịt trâu, bò chó, mèo, ngan,vịt có mùi hôi nên không được mang đi cúng, bởi mùi của chúng được xem là không thanh sạch để cúng tế. Lợn gà dâng lên gia tiên làm món ăn thì cũng là những loại thịt phổ biến gần như không gây dị ứng. Trong khi đó trâu bò chó ngan, vịt thì nhiều người không ăn được, nên đặt lên ban thờ nhiều thần, nhiều vị gia tiên tiền tổ có thể không hợp lý.

Chính bởi thế nên in sâu trong truyền thống người Việt thì chỉ gà và lợn trở thành vật phẩm cúng.
kieng-cung-thit-vit
Dâng cúng vịt gà , ngan ngỗng, trâu chó mèo có bị xui rủi?

Theo quan niệm truyền thống thì ngan, vịt, bò, trâu, chó không mang biểu trưng phong thủy với tư cách đồ cúng và tâm linh kết nối nên không dùng cúng mang ý nghĩa linh vật. Tuy nhiên nếu khi dâng mâm cơm cúng, trong đó có các món làm từ thịt bò, trâu, ngan, vịt đặt trên đĩa thì chúng xem như một món ăn dâng gia tiên, chứ không mang ý nghĩa linh vật. Thế nên cũng tùy theo gia đình mà cảm thấy điều đó có kiêng kỵ hay không. Tuy nhiên ban thờ thần linh và gia tiên cũng rất chú trọng về việc sạch sẽ và tránh những mùi khó chịu. Thế nên tốt nhất là bạn nên cẩn trọng khi dâng cúng những thực phẩm này. Hơn nữa, nếu gia tiên và thần linh đã không quen dùng những món ăn này thì việc cúng cũng như vô nghĩa, thừa thãi, thậm chí như thế có thể bị xem là không chỉn chu. Vậy thì tốt nhất khi đã dâng cúng xôi, gà lợn, hoa quả thì không nên dâng thêm những thứ chó mèo ngang ngỗng, vịt.

Việc thờ cúng thần linh và gia tiên có những kiêng kỵ nhiều hơn thờ Phật nên do đó bạn không nên đi trái với truyền thống và kinh nghiệm lâu đời của các cụ, vì cũng không tạo ra ý nghĩa gì trong lễ cúng.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *