3 người lớn nhập viện, 1 bé tử vong vì xyanua: Chuyên gia cảnh báo chất độc có trong loại củ quen thuộc

Sự việc đau lòng này là lời cảnh tỉnh cho người dân về cách chế biến loại củ quen thuộc.

Năm 2020, một vụ ngộ độc sắn thương tâm đã xảy ra tại thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) khiến 3 người nhập viện và 1 trẻ em tử vong. Sự việc đau lòng này là lời cảnh tỉnh cho người dân về cách chế biến loại củ quen thuộc.

Củ sắn là loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình, tuy nhiên ít ai biết rằng loại củ này có chứa độc tố có thể gây chết người nếu không được chế biến đúng cách. Theo các chuyên gia, độc tố trong củ sắn tập trung chủ yếu ở phần rễ, thân và lá. Ở loại củ này, xyanua liên kết với các phân tử đường dưới dạng glycoside cyanogen.

Trường hợp đáng tiếc của bé trai ở Quảng Tây đã ra đi sau khi ăn phải một lượng lớn sắn chưa được chế biến kỹ càng. Các chuyên gia khuyến cáo người dân cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng sắn làm thực phẩm, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già và phụ nữ mang thai. Trước khi chế biến cần loại bỏ hết vỏ và lớp màng bên ngoài củ sắn, ngâm trong nước từ 6-8 tiếng để loại bỏ độc tố. Nước luộc sắn cũng cần phải được loại bỏ hoàn toàn.

Trao đổi với phóng viên Báo Sức khỏe & Đời sống, PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, nguyên Giảng viên Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Bách Khoa cho biết, ngộ độc xyanua trong thực phẩm xảy ra khi người ăn sắn không được chế biến đúng cách.

3 người lớn nhập viện, 1 bé tử vong vì xyanua: Chuyên gia cảnh báo chất độc có trong loại củ quen thuộc- Ảnh 1.

Cách chế biến sắn an toàn

Chất độc xyanua dù rất độc nhưng nó lại có đặc tính tan trong nước, bay hơi ở nhiệt độ cao. Vì vậy, để thưởng thức món ăn an toàn, bạn nhớ làm theo những bước sau:

1. Chọn củ sắn còn nguyên vẹn

Cần thận trọng khi lựa chọn củ sắn. Tránh xa những củ có dấu hiệu của sự phân hủy như vân tím hoặc vân xanh, bởi đây là bằng chứng cho thấy xyanua có thể đã lan toả khắp củ.

2. Sơ chế cẩn thận

Lớp vỏ ngoài, hai đầu củ sắn, và phần lõi là nơi tích tụ nhiều xyanua nhất. Do đó, quá trình sơ chế cần được thực hiện cẩn thận bằng cách gọt sạch lớp vỏ, cắt bỏ hai đầu và loại bỏ phần lõi trước khi chế biến.

3. Ngâm sắn trong nước

Các chất độc như xyanua có thể tan trong nước, vì thế ngâm củ sắn trong nước lạnh ít nhất một vài tiếng trước khi nấu sẽ giúp giảm bớt hàm lượng độc tố.

4. Nấu đúng cách

Luộc sắn trong nước ngập và để nồi mở vung giúp cho hơi xyanua có thể bay hơi ra ngoài. Đảm bảo rằng củ sắn được nấu chín kỹ lưỡng ở nhiệt độ cao đủ lâu để phân hủy độc tố.

3 người lớn nhập viện, 1 bé tử vong vì xyanua: Chuyên gia cảnh báo chất độc có trong loại củ quen thuộc- Ảnh 2.

5. Thời gian và nhiệt độ phù hợp

Sắn cần được nấu chín hoàn toàn. Không nên tiêu thụ sắn sống hoặc chưa chín kỹ, vì xyanua có thể chưa được phân hủy hoàn toàn.

6. Không ăn sắn khi đói

Ăn sắn trên bụng đói làm tăng nguy cơ nhiễm độc do cơ thể hấp thu chất độc nhanh hơn.

7. Đối tượng cần đặc biệt lưu ý

Người già và trẻ em dưới 3 tuổi có hệ tiêu hóa yếu hơn nên tránh ăn sắn và măng. Trong trường hợp người già, việc tiêu thụ măng có thể gây khó tiêu và tắc ruột.

Tổng hợp

Cục nóng điều hòa có cần che chắn khi đặt ngoài trời?

Cục nóng điều hòa có cần che chắn khi đặt ngoài trời?

Khi lắp đặt điều hòa, dàn lạnh được đặt trong nhà và cục nóng ở phía ngoài; vậy cục nóng điều hòa có cần được che chắn khi đặt ngoài trời?

Máy điều hòa thường có 2 bộ phận chính là cục nóng và cục lạnh (còn gọi là giàn nóng và giàn lạnh). Cục lạnh được lắp ở trong nhà, còn cục nóng thường được lắp ngoài trời. Cục nóng của điều hòa được dùng để chuyển hơi nóng từ trong phòng ra môi trường bên ngoài. Nói cách khác, nó có tác dụng tản nhiệt.

Việc lắp cục nóng ở ngoài trời khiến nhiều người thắc mắc, liệu bộ phận này có cần được che chắn nắng mưa hay không?

Cục nóng điều hòa có cần che chắn khi đặt ngoài trời?

Cục nóng của máy nếu được lắp ở ngoài mà không che chắn sẽ có thể gặp nhiều vấn đề trục trặc, ảnh hưởng đến tuổi thọ của điều hòa. Cục nóng của điều hòa có tác dụng chuyển hơi nóng từ trong phòng ra ngoài. Nếu để ngoài trời, nó dễ bị lá cây vướng vào hoặc các loại côn trùng chui vào mà không ra được, dẫn đến tình trạng hư hỏng.
Cục nóng điều hòa có cần che chắn khi đặt ngoài trời?

Cục nóng điều hòa có cần che chắn khi đặt ngoài trời?

Nhiều nhà sản xuất đã tạo ra được cục nóng với chất lượng và hiệu suất làm việc cao, giúp chống chọi tốt với các điều kiện bên ngoài. Tuy nhiên do thời tiết ngày càng khắc nghiệt, việc không được vệ sinh, che chắn hay bảo dưỡng đúng thời hạn là nguyên nhân khiến cục nóng của máy bị hư hỏng rất sớm, dù cục lạnh vẫn còn hoạt động bình thường.

Vậy cục nóng điều hòa có cần che chắn khi đặt ngoài trời? Câu trả lời là có. Nên lắp đặt cục nóng của máy lạnh ở nơi khô ráo thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Ngoài ra,  nên thiết kế hẳn một mái che riêng để tránh được các tác động của môi trường bên ngoài.

Tuyệt đối không được dùng bất cứ thứ gì che đậy kín giàn nóng, chỉ có thể làm mái che chắn hạn chế nắng mưa tạt vào. Vì cục nóng có nhiệm vụ tỏa nhiệt ra môi trường nên việc che đậy quá kín dễ làm hỏng các bộ phận của thiết bị. Mái che cục nóng bạn có thể tự làm tại nhà hoặc liên hệ các đơn vị thi công uy tín thiết kế.

Những sai lầm thường gặp khi lắp đặt cục nóng

Cục nóng của điều hòa máy lạnh cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến lượng tiêu thụ điện năng của gia đình. Vậy nên vị trí lắp đặt cục nóng cũng là vấn đề cần được chú trọng.

Lắp đặt cục nóng máy lạnh ở trong nhà

Một số người cẩn thận và muốn giữ điều hòa hoạt động tốt hơn nên đã lắp đặt cục nóng ở trong nhà. Tuy nhiên, đây là sai lầm, vì cục nóng trong nhà có thể ảnh hưởng đến cục lạnh.

Chức năng của cục nóng là vận chuyển hơi nóng từ trong phòng ra môi trường bên ngoài. Do đó, nếu lắp trong nhà, không khí trong phòng trở nên nóng bức, làm cho cục lạnh phải hoạt động liên tục để điều hòa không khí, dẫn đến tăng chi phí điện năng cũng như tuổi thọ cục lạnh giảm.

Lắp đặt cục nóng ngoài trời

Đa số người dùng lắp cục nóng ở trên sân thượng, mái nhà hoặc ngoài tường nhà vì nghĩ rằng lớp vỏ ngoài của cục nóng đã được trang bị chất liệu bảo vệ tốt các bộ phận bên trong. Tuy nhiên, cục nóng ngoài trời sẽ chịu các tác động từ môi trường bên ngoài.
Cục nóng điều hòa có cần che chắn khi đặt ngoài trời? Nên có biện pháp che chắn hợp lý.

Cục nóng điều hòa có cần che chắn khi đặt ngoài trời? Nên có biện pháp che chắn hợp lý.

Nếu để vậy trong một thời gian dài, các linh kiện bên trong sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy, để lắp đặt cục nóng ngoài trời an toàn và nâng cao độ bền, bạn cần có những biện pháp che chắn hợp lý.

Đặt cục nóng cao hơn cục lạnh

Nếu lắp đặt cục nóng điều hòa cao hơn cục lạnh, bạn sẽ làm cho khí ga bên trong bay hơi hết, dầu động lại và có nguy cơ chảy ngược vào trong giàn lạnh, ảnh hưởng đến hoạt động của điều hòa.

Vì thế, bạn không nên lắp đặt cục nóng điều hòa đặt cao hơn cục lạnh. Nếu muốn lắp cục nóng cao hơn cục lạnh, bạn cần lắp đặt thêm hệ thống bẫy dầu bằng cách uốn ống dẫn dầu hình chữ U để ngăn dầu chảy theo đường ống đến giàn lạnh.

Để gió thổi trực tiếp vào quạt của cục nóng

Khi lắp đặt cục nóng, nên tìm nơi thông thoáng, gió tốt. Không nên chọn chỗ quá kín để tránh tình trạng cục nóng bị bí, không xả hơi ra được. Tránh những nơi gió thổi trực tiếp, vì nó sẽ gây ra một lực ép rất lớn làm hao điện. Cần chọn nơi gió thổi ngang qua, hoặc vuông góc với hướng quạt là tốt nhất. Vì khi đó, gió sẽ thổi nhiệt độ đi, giúp nó tản nhiệt nhanh hơn và ít tốn điện hơn.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *