Nhưng t hậm ch í cô đã phải nghĩ đến chuyện ly hôn. Tất cả bắt nguồn từ câu chuyện trong tiệc đầy tháng con trai cô.
Người mẹ trẻ tên An (27 tuổi) đang rơi vào một cảnh ngộ vô cùng đau đầu và mệt mỏi. Cô kết hôn mới chỉ 2 năm và vừa sinh con được 4 tháng. Nhưng thậm chí cô đã phải nghĩ đến chuyện l Y h ôn . Tất cả bắt nguồn từ câu chuyện trong tiệc đầy tháng con trai cô.
An kể, 2 năm làm dâu, 4 tháng làm mẹ, mọi n ỗ i t ủi h ờ n của cô đều liên quan đến một việc. Đó là gia đình nhà chồng luôn trong tình trạng cảnh giác c ao đ ộ, sợ cô m an g t i ề n về cho nhà mẹ đẻ. Họ sợ cô làm “th t thoát” t i ề n b ạ c nhà họ, bao gồm trong đó cả t iề n lương cô ki ếm được. Chung quy cũng bởi nhà mẹ đẻ của An nghèo.
“Ngay ngày đầu về làm dâu, mẹ chồng với chồng mình đã yêu cầu mình đưa lương cho mẹ chồng giữ. Mọi chi tiêu trong nhà bà sẽ lo, chỉ cho mình giữ lại chút tiêu vặt”, An kh ổ sở nó i.
Anh minh họa
An không hài lòng. Nhưng dưới sức ép của cả gia đình nhà chồng, An đành phải nhượng bộ. Chẳng lẽ vừa kết hôn đã ầm ĩ nhà cửa, rồi đến tai bố mẹ cô, ông bà yên lòng sao nổi.
Mặc dù mọi thứ trong nhà mẹ chồng không quá keo kiệt, vẫn mua sắm tươm tất nhưng An luôn thấy bí bách. Không làm ra tiền phải phụ thuộc vào người khác đã đành, đằng này tiền mình làm ra, muốn mua gì còn phải đi xin từng đồng khiến An chán nản vô cùng.
An cho hay, mẹ chồng chẳng những đã giữ thẻ lương của cô, còn liên tục điều tra cô có khoản thu nào khác hay không, đe nạt cô nếu để họ biết cô giấu giếm mang tiền về nhà đẻ thì đừng trách.
Khi cô sinh con, mọi người đến cho bé tiền, mẹ chồng cũng thu bằng sạch. Vì sợ cô cất đi mang về nhà đẻ. Bởi mọi thứ có mà mua rồi, cô cần tiêu gì đến tiền nữa đâu mà chả mang về cho bên nhà.
An tâm sự, trong tiệc đầy tháng con trai cô, bố mẹ chồng vui mừng hỉ hả, đứng trước khách khứa, bạn bè tuyên bố tặng cháu nội một cuốn sổ tiết kiệm 100 triệu đồng.
Mẹ chồng còn sang sảng chêm thêm 1 câu: “Nhưng cuốn sổ này sẽ do ông bà nội bảo quản hộ, đợi cháu đủ 18 tuổi mới bàn giao cho cháu nhé. Tiền lãi sẽ vẫn cộng thêm vào tài khoản gốc. Kẻo để mẹ cháu cầm, cuốn sổ lại đổi chủ lúc nào chả hay…”.
Ý bà ở đây, sợ cô lén rút tiền của con rồi mang về cho bố mẹ đẻ chứ còn gì nữa. An chẳng biết cuốn sổ do ông bà đi lập cho cháu đấy, cô có thể rút hay không. Nhưng câu nói của mẹ chồng, còn trước mặt bao nhiêu người, khiến An tủi hổ và phẫn uất vô cùng.
Ảnh minh họa
Câu chuyện trong bữa tiệc đầy tháng của con như giọt nước làm tràn ly, khiến An cứ suy nghĩ mãi. Cô chưa đưa ra được quyết định nào, nhưng mấy tháng nay, không lúc nào cô không nghĩ đến phương án bần cùng ấy – ly hôn. Bởi bảo cô chịu đựng cảnh sống này tới hết đời, cô thật sự không nhẫn nhịn nổi. Sống thế này có khác gì bị kìm kẹp, điều khiển như một con rối?
An chán nản nói, giá như chồng cô đứng về phe cô. Đằng này, anh còn phán “xanh rờn” rằng, có người cầm tiền lo lắng mọi thứ cho, càng nhàn thân. Song An hiểu, anh cũng có tư tưởng giống bố mẹ mình, không muốn An làm lọt một xu nào ra ngoài, kể cả là biếu bố mẹ vợ.
Thiết nghĩ cô vợ trẻ trong câu chuyện trên, trước hết nên nói chuyện thẳng thắn, bày tỏ rõ ràng mọi suy nghĩ, cảm nhận của mình với chồng cũng như gia đình chồng. Kiên quyết và dứt khoát nói lên mong muốn của bản thân. Đến lúc ấy chuyện vẫn không thể thương lượng thì hãy nghĩ đến phương án khác.