Lũ lụt xảү ra, cầп làm пgaү ƌιḕu пàү ƌể Ьảo vệ Ьảп tҺȃп và gιa ƌìпҺ, aι cũпg пȇп Ьιết
Trước những diễn biến phức tạp của tình hình mưa lũ, người dân cần nằm lòng những kiến thức, kỹ năng sau đây để có thể bảo vệ tính mạng của mình và người thân khi lũ lụt xảy ra.
Mưa bão, lũ lụt là những hiện tượng thiên tai nguy hiểm nhưng lại rất phổ biến nhất tại Việt Nam. Hiện tại, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão Yagi, hàng loạt tỉnh thành miền Bắc tiếp tục có mưa lớn. Nguy cơ cao sạt lở đất, lũ lụt được cảnh báo nhiều tỉnh vùng núi phía Bắc và Thanh Hóa.
Từ đêm 8/9 đến 11/9, trên các sông ở khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa xuất hiện 1 đợt lũ. Trong đợt lũ này, đỉnh lũ trên các sông nhỏ tại các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Sơn La lên mức báo động 2 đến báo động 3, có sông trên báo động 3; đỉnh lũ trên sông Bưởi, hạ lưu sông Mã (Thanh Hóa) tại Lý Nhân Mã lên mức báo động 1 đến báo động 2 và trên báo động 2.
Mưa lớn khiến nước lũ dâng rất cao ở các sông miền Bắc.
Cảnh báo nguy cơ ngập lụt, khả năng xảy ra các thiên tai khác đi kèm nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông tại các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa; lũ quét và sạt lở đất trên các sườn dốc ở khu vực vùng núi Bắc Bộ, Thanh Hóa. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ: Cấp 2-3.
Để đảm bảo an toàn bản thân và gia đình mình, người dân cần phải luôn đặt mình ở trong tư thế sẵn sàng ứng phó. Theo Thời báo Văn học Nghệ thuật, bất cứ ai cũng nên nằm lòng những quy tắc dưới đây để có thể bảo toàn tính mạng khi xảy ra lũ lụt
Những thứ cần chuẩn bị tại nhà trước khi lũ về
Nước sạch
Khi xảy ra lũ lụt, thứ cần thiết cho mỗi gia đình chính là nguồn nước sạch. Bạn hãy chuẩn bị 3,7 lít nước cho môt người/ngày. Mỗi người phân bổ một nửa lượng nước đã chuẩn bị để uống và còn lại dùng để nấu ăn và vệ sinh.
Thực phẩm
Tiếp theo, thực phẩm cũng là thứ cần thiết bạn cần chuẩn bị sẵn. Hãy chọn những thứ gọn nhẹ, ít hư hỏng đồng thời không cần giữ lạnh hay chế biến. Bạn có thể chọn mì tôm, đồ hộp ăn liền hoặc trái cây, rau, các loại nước ép đóng hộp. Với những loại phải hâm nóng đồ ăn thì hãy trữ sẵn cồn khô.
Hộp sơ cứu
Trước khi lũ về, bạn cần chuẩn bị hộp sơ cứu trong nhà và xe. Những loại thuốc không cần kê đơn như thuốc giảm đau, thuốc tiêu chảy, khó tiêu, ói, và táo bóng… là loại bạn nên dự trữ.
Trang phục thiết yếu nhất
Mỗi gia đình nên chuẩn bị sẵn 1 thùng nhỏ chứa ít nhất 1 bộ quần áo, 1 đôi dép cho mỗi thành viên. Trong trường hợp có trẻ nhỏ, với điều kiện thời tiết này bạn nên thêm chăn giữ ấm.
Những vật dụng thiết yếu như dụng cụ sơ cứu, thuốc men, điện thoại di động, đèn pin, nước uống, đồ ăn nên sẵn có khi cần phải sơ tán (Ảnh minh họa)
Dụng cụ và vật dụng khẩn cấp
Giấy vệ sinh, xà phòng, bát đũa, muỗng giấy dùng một lần là những thức bạn cần chuẩn bị.
Đồng thời, đề phòng điện thoại bị hỏng bạn cần chuẩn bị thêm vào radio mini chạy bằng pin để bạn có thể dò đài nghe tin tức cứu hộ và chuẩn bị đèn pin cùng với pin dự phòng.
Ngoài ra, mỗi gia đình nên sắm thêm diêm đựng trong hộp chống nước, la bàn, kiềm, giấy bạc cũng như hộp nhựa, pháo sáng, ống nhỏ giọt thuốc, giấy, bút chì, kim, chỉ, cờ lê chữ T, còi, băng keo, túi bóng và bản đồ để có thể xác định vị trí trú ẩn. Chắc chắn những vật dụng này sẽ cứu chúng ta khi rơi vào vị trí bị cô lập.
Vật dụng đặc biệt về y tế
Đối với các em bé, bạn cần mang theo bột ăn dặm, tã, bình sữa, bột sữa và thuốc vì đây là đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Người lớn tuổi thì cần chuẩn bị thuốc dành cho các căn bệnh riêng.
Những kỹ năng sinh tồn trong lũ cần biết
Theo dõi thông tin từ các đài phát thanh hoặc tín hiệu từ truyền hình để biết tình hình mưa lũ.
Lúc nào cũng nên cảnh giác để nhận biết có cơn lũ lụt có thể xảy ra đột ngột. Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào về khả năng lũ quét, bạn và gia đình cần di chuyển lập tức tới nơi cao hơn (mang theo bộ đồ tiếp liệu khi khẩn cấp). Đừng chờ đợi để được hướng dẫn để di chuyển.
Nếu phải sơ tán khi có lũ, trong tình trạng khẩn cấp nên đặt tính mạng lên hàng đầu. Lúc này, bạn hãy mang theo bộ đồ tiếp liệu khi khẩn cấp và sau đó lập tức tìm tới khu vực an toàn nhất nếu có thể.
Không đi bộ qua dòng nước đang chuyển động. Nếu phải đi bộ trong nước, hãy chọn đi bộ ở nơi nước không di chuyển. Ngoài ra, để an toàn bạn nên sử dụng một cây gậy trong tay để kiểm tra độ cứng của mặt đất ở phía trước và mặc áo phao khi di chuyển.
Khi lũ đến, thay vì hoảng sợ và chạy, hãy cùng nhau hô hào mọi người xếp thành hàng dọc với nhóm khoảng 5,6 người. Phương pháp này sẽ giúp những người này trụ vững và sẽ không bị cuốn trôi như khi đứng theo hàng ngang hay cố gắng cùng bám, níu vào một vật nặng nào đó. Tốt nhất nên chọn người đứng đầu là người khỏe nhất và có khả năng giữ cân bằng tốt.
Ảnh minh họa
Không lái xe vào vùng ngập lũ. Nếu nước lũ tăng quanh chiếc xe thì hãy rời bỏ xe và di chuyển đến vùng đất cao hơn nếu bạn có thể làm như vậy một cách an toàn.
Không dừng hoặc đõ xe ven dòng nước, sông, lạch, đặc biệt trong các tình trạng bị đe dọa.
Nếu có thời gian bạn có thể mang đồ đạc ngoài trời vào trong nhà. Di chuyển các vật cần thiết lên tầng trên. Tắt điện, ga, nước ở các thiết bị chuyển mạch hoặc van nếu được hướng dẫn làm như vậy. Ngắt kết nối các thiết bị điện. Không chạm vào thiết bị điện nếu đang ướt hoặc đang đứng trong nước.
Sau lũ lụt nên làm gì?
– Chỉ quay về nhà khi chính quyền công bố khu vực đó đã an toàn.
– Trước khi bước vào nhà, hãy chú ý kiểm tra xung quanh các dây điện bị đứt, dây gas bị rò rỉ, hư hỏng hoặc những thiệt hại khác để tránh tình huống bị giật điện, rơi đồ vào người.
– Nếu ngửi thấy mùi gas hay nghe tiếng xì, rời khỏi nhà ngay lập tức và báo cảnh sát chữa cháy.
– Nếu dây điện bị rớt xuống bên ngoài nhà, tuyệt đối không đứng trong vùng nước hay trong chỗ bị ngập.
– Cần kiểm tra các trang thiết bị trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.
– Khi lau dọn nhà cửa, bạn nên mặc đồ bảo hộ gồm găng tay cao su và ủng cao su. Với đồ đạc đã từng tiếp xúc với nước lũ như ồ ăn hộp, chai nước, bộ muỗng đũa nhựa và núm vú cao su của em bé bạn cần vứt bỏ ngay.
– Liên hệ với trung tâm y tế cộng đồng ở địa phương để kiểm tra xem nguồn nước có bị nhiễm bẩn không. Không được dùng nước bị nhiễm bẩn để rửa chén, đánh răng, nấu ăn, rửa tay, làm nước đá hay pha sữa em bé.
– Thống kê thiệt hại và báo cáo kịp thời, đầy đủ, chính xác với chính quyền địa phương.