Bí ẩп sɑu cáι ςɧết củɑ Bɑo Cȏпg: Nổι tιếпg là quɑп tҺɑпҺ lιȇm пҺưпg vì sɑo ƌám tɑпg củɑ ȏпg lạι ρҺảι Ԁùпg tớι 21 cỗ quɑп tàι?
Cȃu chuyện vḕ vị quan thanh liêm và ngȏi mộ ᵭầy bí ẩn ᵭã thu hút sự tò mò của ᵭȏng ᵭảo người dȃn Trung Quṓc suṓt nhiḕu thḗ kỷ qua.
Bao Công hay Bao Thanh Thiên là một cái tên không còn xa lạ gì vì độ nổi tiếng của loạt phim truyền hình Trung Quốc làm về cuộc đời ông. Đây là một vị quan nổi tiếng có thật trong lịch sử Trung Hoa.
Ông tên thật là Bao Chửng (999-1062), tên chữ là Hy Nhân. Năm 1027, Bao Công thi đỗ tiến sĩ rồi trải qua nhiều chức vụ, từ tri huyện Thiên Trường, tri phủ Đoan Châu đến chức Ngự sử của triều Bắc Tống (960 – 1127).
Chức vụ cao nhất mà vị quan lừng lẫy này từng đảm nhận là Khu mật Phó sứ, tương đương với chức phó Tể tướng.
Hình ảnh Bao Công trong phim.
Trong các tác phẩm văn hóa nghệ thuật, cũng như điện ảnh, Bao Công được biết đến rộng rãi khi đảm nhận chức vụ Phủ doãn phủ Khai Phong. Trên thực tế, Bao Công chỉ giữ chức vụ này khoảng một năm. Tuy nhiên, trong thời gian này, tình hình trị an ở phủ Khai Phong đã được cải thiện rất nhiều, để lại tiếng vang mãi cho đời sau.
Đám tang kỳ lạ với 21 quan tài của Bao Chửng khiến người đời kinh ngạc và bí mật về nơi an nghỉ cuối cùng của ông chỉ được hé lộ sau hơn 800 năm. Câu chuyện về vị quan thanh liêm và ngôi mộ đầy bí ẩn đã thu hút sự chú ý của đông đảo người dân Trung Quốc suốt nhiều thế kỷ qua.
21 cỗ quan tài trong đám tang
Theo sử sách ghi chép, vào ngày tiễn đưa Bao Chửng, có tới 21 cỗ quan tài lớn nhỏ được khiêng ra khỏi các cổng thành, khiến dân chúng chứng kiến không khỏi kinh ngạc.
Việc tổ chức một đám tang lớn như vậy cho thấy người quá cố hoặc là bậc vương tôn quý tộc, hoặc là người có công lao to lớn và địa vị quan trọng.
Theo ghi chép, Bao Chửng từ khi lâm bệnh cho đến khi qua đời chỉ vỏn vẹn một tháng. Bao Thanh Thiên qua đời ở tuổi 64, một độ tuổi được coi là thượng thọ thời xưa. Cái chết của ông khiến cả triều đình và dân chúng đều bàng hoàng thương tiếc. Hoàng đế Tống Nhân Tông đã đích thân đến phúng viếng và ra lệnh bãi triều một ngày để tưởng nhớ ông.
Vào ngày đưa tang, khi 21 cỗ quan tài được khiêng ra khỏi thành, người dân không thể phân biệt đâu là quan tài thật của Bao Chửng để tiễn đưa ông lần cuối. Đây là kế hoạch đã được gia quyến Bao Chửng bàn bạc kỹ lưỡng.
Có nhiều giả thuyết được đặt ra cho việc này, trong đó lý do dễ hiểu nhất là để tránh sự trả thù từ những kẻ thù năm xưa.
Bao Công là một vị quan thanh liêm có thật trong lịch sử Trung Quốc.
Ai cũng biết Bao Chửng là người cương trực công minh nên cũng không thể tránh khỏi thường xuyên đắc tội với nhiều người trong triều. Vì quá liêm khiết và thẳng thắn, ông còn từng phản đối cả Hoàng đế Tống Nhân Tông trước mặt bá quan văn võ.
Hầu hết những người bị Bao Chửng “vạch trần” đều bị cách chức, tước quyền, trong lòng chắc chắn có oán hận. Không chỉ dũng cảm vạch trần tội ác của các quan lại, Bao Chửng còn dám đương đầu với cả hoàng thân quốc thích. Nổi tiếng nhất là vụ ông dâng sớ đàn hặc Trương Nghiêu Tộ, chú dượng của Trương Quý phi – ái phi của Tống Nhân Tông.
Do đó, việc dùng 21 cỗ quan tài để đưa tang, một phần là muốn che giấu vị trí thực sự của linh cữu Bao Chửng, tránh việc những kẻ thù năm xưa vì muốn trả thù mà đào mộ của ông để trút giận.
Tuy nhiên, trên thực tế, cho dù Bao Chửng không có kẻ thù, gia quyến của ông có thể vẫn sẽ sử dụng cách thức đưa tang này.
Bởi vì vào thời xưa, khi khoa học chưa phát triển, người ta thường mê tín, tin vào phong thủy, đặc biệt là mộ phần. Người xưa quan niệm rằng linh hồn của tổ tiên có thể phù hộ cho con cháu đời sau, nếu mộ phần của tổ tiên bị xâm phạm sẽ ảnh hưởng đến vận khí của cả dòng họ.
Hơn nữa, Bao Chửng là vị quan nổi tiếng khắp cả nước, sau khi ông qua đời, chắc chắn sẽ có nhiều nhóm đạo mộ nhòm ngó lăng mộ của ông để tìm kiếm báu vật. Lăng mộ của các vị hoàng đế triều trước còn bị đào trộm, huống chi là mộ của một vị quan.
Mặc dù Bao Chửng là người thanh liêm, đồ tùy táng cũng không có gì quý giá nhưng chắc chắn vẫn sẽ có những tên đạo mộ liều lĩnh thử vận may. Trong trường hợp này, gia quyến của ông cũng sẽ dùng cách đưa tang như vậy để che giấu vị trí thực sự của ngôi mộ.
Sau khi Bao Chửng được an táng, chỉ có hậu duệ của ông biết rõ vị trí chính xác của phần mộ thực sự, còn thế giới bên ngoài đều không hay biết. 20 cỗ quan tài còn lại sau khi đưa tang phần lớn đã được gia quyến thu hồi và tặng lại cho người dân nghèo khó.
Có lẽ vì quá kính trọng Bao Chửng, từ đó về sau, giới đạo mộ đã tự đặt ra một quy tắc bất thành văn: không được xâm phạm mộ phần của ông.
Ngôi mộ thật và cuộc tranh cãi kéo dài hàng thế kỷ
Mặc dù khi đưa tang đã sử dụng 21 cỗ quan tài để đánh lạc hướng, khiến hầu hết mọi người đều không biết Bao Thanh Thiên được chôn cất ở đâu nhưng theo sử sách ghi chép, linh cữu của ông sau đó được đưa về an táng tại quê nhà ở tỉnh An Huy.
Trước năm 1973, hai địa phương là (tỉnh An Huy) và Củng Nghĩa (tỉnh Hà Nam) đã tranh cãi gay gắt về việc đâu mới là nơi lưu giữ mộ phần của Bao Chửng. Cả hai bên đều khẳng định mộ phần của Bao Chửng nằm trên địa bàn của mình. Mãi đến năm 1973, khi ngôi mộ của Bao Chửng được phát hiện, cuộc tranh cãi này mới đi đến hồi kết.
Vào mùa xuân năm 1973, một nhà máy thép ở ngoại ô tỉnh An Huy cần san lấp mặt bằng một khu đất xung quanh để phục vụ cho việc mở rộng nhà máy. Trên khu đất này có một quần thể mộ cổ. Người dân địa phương chỉ biết đây là khu mộ cổ từ thời Tống, nhưng không biết chính xác là mộ của ai.
Sau khi biết được thông tin này, cơ quan chức năng đã quyết định tiến hành khai quật khu mộ. Và chính trong lần khai quật này, các nhà khảo cổ đã tìm thấy bia mộ và hài cốt của Bao Chửng.
Năm 2004, khu mộ của Bao Chửng được chính quyền công nhận là Di tích văn hóa cấp thành phố. Ngày nay, nơi đây đã trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng, mỗi năm thu hút vô số du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng phong thái của vị quan thanh liêm: “Một đời chính trực, hai bàn tay trắng”.