Bé gái được sống nhờ lá gan của bà ngoại hi-ến tặng
HÀ NỘIBé Hoàng Minh Uyên, 19 tháng tuổi, bị xơ gan giai đoạn cuối, vượt cử-a t-ử nhờ ghép lá gan được bà ngoại hiến tặng.
Uyên sinh năm 2022, tại Đăk Lăk, được phát hiện bị teo mật bẩm sinh lúc hơn 2 tháng tuổi. Teo mật bẩm sinh là bệnh hiếm, chưa thể sàng lọc, triệu chứng lâm sàng là phân nhạt màu liên tục, vàng da tăng dần. Trẻ bị teo mật phải phẫu thuật trước ba tháng tuổi. Trường hợp không được mổ, bệnh nhi chỉ sống khoảng 2-3 năm.
Tháng 3/2023, bé vào Bệnh viện Nhi đồng 2, được chẩn đoán xơ gan mật tiến triển do teo mật bẩm sinh, tình trạng nặng. Chị Đặng Thị Thảo, 28 tuổi, mẹ bé, hoang mang bởi không có kiến thức về bệnh, không đủ điều kiện kinh tế để chữa trị cho con.
Chị Thảo và bé Uyên khu điều trị tại viện. Ảnh: Gia đình cung cấp
Sau cuộc phẫu thuật Kasai điều trị teo đường mật bẩm sinh, Uyên phải nhập viện nhiều lần vì nhiễm trùng, thường xuyên sốt cao, sưng phù tay chân, mệt nên quấy khóc cả ngày lẫn đêm, bụng chướng, thể trạng yếu ớt. Người mẹ xin chuyển con ra Bệnh viện Nhi Trung ương, cố tìm tia hy vọng cuối cùng. Các bác sĩ tại đây nói bệnh nhân đáp ứng kém với điều trị, vàng da, gan lách to, suy gan nặng, nguy cơ t-ử vo-ng nếu không được ghép gan kịp thời.
Kinh phí dự kiến 500 triệu đồng, là con số người mẹ “nằm mơ cũng không hình dung được”. Từ ngày con bị bệnh, chị Thảo nghỉ làm, không có thu nhập, cũng không nhận được tiền hỗ trợ từ người chồng đã ly hôn. Tình cảnh bế tắc, người mẹ suy sụp, nhiều đêm thức trắng. Mọi người khuyên chị từ bỏ, “không có đứa này thì có đứa khác”, “nhiều tiền vậy để lo đứa khác còn hơn”, nhưng người mẹ quyết tâm cứu con bằng mọi giá.
“Con đã đến với mình, mình sẽ làm mọi cách để bảo vệ con đến cùng”, chị nói. May mắn, bé Uyên được chương trình Mặt trời Hy vọng (Quỹ Hy vọng – VnExpress) hỗ trợ một phần chi phí ghép gan.
Một khó khăn khác là gan của chị Thảo không tương thích với con. Kết quả xét nghiệm cho thấy gan của bà ngoại lại đủ điều kiện để ghép cho cháu. Ca mổ ghép kéo dài nhiều tiếng, diễn ra vào tháng 4. Trong khi Uyên được đưa vào phòng mổ, bà ngoại nằm ở phòng cách ly, sẵn sàng hiến gan. “Đó là khoảng thời gian dài nhất cuộc đời tôi”, chị Thảo nhớ lại, thêm rằng khi ấy đã cầu nguyện vừa trấn an bản thân, vừa chuẩn bị tâm lý cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
Cuối cùng, phòng mổ tắt đèn, bác sĩ bước ra thông báo ca ghép thành công, em bé vượt cửa t-ử.
Bé Uyên khi điều trị tại viện. Ảnh: Gia đình cung cấp
Ghép gan là một trong kỹ thuật phức tạp nhất của chuyên ngành tiêu hóa – gan mật, mang lại cơ hội sống cho nhiều người mắc bệnh gan giai đoạn cuối. Năm 2022, toàn cầu ghi nhận hơn 37.000 ca ghép, trong đó đa phần ghép từ người cho chết. Kỹ thuật ghép gan từ người cho sống phổ biến ở một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Các chuyên gia cho biết phần lớn ca ghép gan ở nước ta đều từ người cho sống, tỷ lệ bệnh nhân sống sau 5 năm đạt 75%, tương đương các nước.
4 tháng sau ca ghép, bé Uyên có thể vui chơi, chạy nhảy nhưng cần thời gian để sức khỏe trở lại bình thường. Bé phải tái khám định kỳ, đối mặt nguy cơ nhiễm trùng do sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.
Chị Thảo bán căn nhà ở Đăk Lăk, chuyển về quê ở Nam Định sống để tiện thăm khám và theo dõi sức khỏe cho Uyên. Trải qua biến cố, người mẹ mong con có cuộc sống bình an, hạnh phúc.
“Tôi không bao giờ bỏ rơi con, bây giờ và mãi về sau, dù có ra sao đi nữa”, chị nói.
Thấy chồng đon đả đón mẹ vợ rồi còn chủ động đề nghị được nấu ăn, tôi khá bất ngờ. Nhưng khi thấy mâm cơm anh bưng lên, tôi giận đến mức đưa mẹ đi ăn nhà hàng ngay và luôn.
Chồng tôi là kiểu người đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành. Anh có một cuốn sổ đen, dày để ghi chép chi tiêu từng ngày một. Anh nói rằng đó là cách để quản lí chi tiêu tốt nhất, tránh vung tay quá trán. Anh chỉ mua những thứ cần thiết cho đời sống, còn lại, anh đều tận dụng những thứ đã cũ. Thứ gì còn dùng được mà chồng tôi đem vứt đi thì đúng là sấm sét giữa trời quang, dù thứ đó đã rất cũ kĩ và lỗi thời.
Quần áo anh mặc đi mặc lại đến mức ố vàng, rách cả vùng cổ, tay áo. Giày thì chỉ có một đôi duy nhất để vừa đi làm vừa đi chơi đi tiệc. Tôi mua tặng thêm một đôi mới vào ngày sinh nhật anh thì hôm sau đã biến mất. Hỏi thì chồng hờ hững đáp đã thanh lí rồi vì phí tiền. Tôi giận sôi người, quyết định không bao giờ mua quà tặng chồng nữa. Thậm chí quần lót anh mặc đến mức rách rưới không dùng được nữa anh mới đem vứt đi.
Về chuyện ăn uống cũng rất kĩ, tính toán mỗi ngày chỉ ăn trong 100 nghìn, không được phép hơn, chỉ được thừa tiền. Vì những chuyện nhỏ nhặt này mà chúng tôi cãi nhau như cơm bữa.
Mới đây, mẹ tôi từ quê lên, đem cho vợ chồng con gái nào gà đã làm sạch sẽ, rau củ sạch tự trồng, trứng gà. Thấy mẹ tay xách nách mang giữa thời tiết lạnh giá mà tôi xót xa. Chồng tôi đon đả ra tiếp rồi chủ động nấu ăn để mẹ con tôi ngồi tâm sự.
Đến khi anh bưng mâm cơm ra, tôi giật mình và giận tím mặt khi thấy trên mâm cơm chỉ có mỗi hai con cá rán, bát trứng luộc dầm mắm với đĩa rau luộc, chẳng hề có tí thịt nào. Tôi hỏi vì sao anh không lấy luôn gà mẹ mang lên mà nấu thì anh nói mẹ ở quê ăn gà nhiều rồi, nay đổi bữa ăn rau là tốt nhất.
Chồng nói như thể mẹ tôi ở quê có điều kiện lắm vậy. Dù bà ở quê có ăn gà ăn thịt nhiều đi chăng nữa, khi lên chơi với con cái cũng phải có mâm cơm tươm tất chứ.
Mẹ tôi sợ chúng tôi cãi nhau nên vội vàng xới cơm. Tôi thì không nuốt nổi cơn tức này nên dắt mẹ đi thẳng ra nhà hàng gần nhà, ăn một bữa lẩu ngon lành. Chồng tôi nhắn tin, mắng tôi tiêu xài hoang phí tôi cũng mặc. Cả năm mẹ mới lên một lần, vậy mà anh còn tính toán như thế nữa? Tôi thất vọng và đang hoang mang không biết có nên phải làm gì với gã chồng keo kiệt bủn xỉn không?