Top 5 loại dầu gió thơm được ưa chuộng nhất hiện nay

Dầu gió là sản phẩm rất dễ dàng để tìm thấy ở bất kỳ cửa hàng thuốc nào vì đây là sản phẩm không kê đơn. Những đối tượng người cao tuổi thường hay sử dụng dầu gió để điều trị bệnh. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại dầu gió với nhiều công dụng khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu về những sản phẩm đấy qua bài viết dưới đây nhé.

Tác dụng của dầu gió

Bên trong dầu gió chủ yếu là chứa tinh dầu, thông thường là bạc hà có methyl salicylate và menthol cùng với các thành phần khác như:

– Tràm
– Quế
– Khuynh diệp
– Hương nhu
– Long não
– Thông, camphor, cineol.

Ngoài những công dụng thông thường của dầu gió như giảm đau, thông mũi, giảm ho, sát trùng đường hô hấp thì sản phẩm cũng được sử dụng hiệu quả cho các chứng bệnh như:

– Nhức đầu, sổ mũi
– Cảm cúm, cảm lạnh
– Bị côn trùng đốt
– Đầy hơi, khó tiêu
– Đau nhức cơ bắp, đau khớp
– Đau dây thần kinh.

Top 5 loại dầu gió phổ biến hiện nay

Dầu song thập Peppermint Oil 30ml – Hong Kong Zung Seon

Dầu song thập Peppermint Oil 30ml – Hong Kong Zung Seon là sản phẩm đã được đăng ký và kiểm nghiệm nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam bởi Công ty Cổ phần Di Hào. Đặc biệt, sản phẩm này còn được sử dụng khi cảm lạnh, nghẹt mũi, đau bụng, hoa mắt chóng mặt do say sóng tàu xe, cảm mạo do phong hàn muỗi hoặc bị côn trùng đốt.

Dầu song thập Peppermint là sản phẩm yêu thích của nhiều người
Ngoài ra, đối với trường hợp bị đau nhức răng mà chưa có thời gian điều trị thì bạn có thể sử dụng tăm bông chấm vào răng bị đau để giảm đau hiệu quả. Không chỉ vậy, dầu song thập Peppermint Oil còn được dùng cho cạo gió.

Cách dùng: Xoa trực tiếp lên vị trí ngoài da cần xoa.
Liều dùng: Thoa, ngửi hoặc cạo gió 2 – 3 lần/ngày.

Dầu gió Nâu Pharmedic (3ml)

Dầu gió Nâu Pharmedic đến từ Công ty Cổ phần Dược phẩm Dược liệu Pharmedic, có hoạt chất chính là tinh dầu bạc hà, menthol và methyl salicylate. Sản phẩm được sử dụng để điều trị bệnh cảm cúm, nghẹt mũi hoặc sổ mũi. Dầu gió Nâu được thiết kế dưới dạng dầu xoa, có chất lỏng màu nâu, vị cay nóng và thơm mùi bạc hà.

Cách dùng: Bôi ngoài, xoa bóp tại chỗ.
Liều dùng: Thoa vào mũi hoặc pha vài giọt dầu cùng với nước nóng để xông.
Giới thiệu 5 loại dầu gió phổ biến và tốt nhất hiện nay 2
Dầu gió Nâu Pharmedic có khả năng điều trị nhiều loại bệnh khác nhau

Dầu gió xanh Thiên Thảo (12ml)

Dầu gió xanh Thiên Thảo là sản phẩm đến từ Công ty Cổ phần Đông Nam Dược Trường Sơn, chủ yếu dùng để điều trị bệnh sổ mũi, ho, cảm cúm, say nắng, nhức đầu, trúng gió, buồn nôn, say tàu xe, bị muỗi đốt, đau bụng, tê tay chân,…

Cách dùng: Thoa và xoa bóp vào chỗ đau, pha cùng với nước ấm để xông hoặc bôi lên mũi để hít và ngửi.
Liều dùng: Ngậm 1 giọt trong miệng khoảng 2 giờ khi bị đau họng và ngâm 1 giọt trong miệng khoảng 1 giờ khi bị ho. Còn đối với trường hợp bị đau nhức hoặc ngứa thì không nên bôi quá 4 lần/ngày.

Giới thiệu 5 loại dầu gió phổ biến và tốt nhất hiện nay 3

Dầu gió xanh Thiên Thảo có thể được sử dụng cho cả trẻ nhỏ

Dầu gió Thái Bertram (7ml)

Dầu gió Thái Bertram là sản phẩm thuộc Công ty Bertram Co,. LTD, có công dụng hiệu quả đối với những trường hợp bị cảm lạnh, đau đầu, nghẹt mũi, chóng mặt đau cơ, côn trùng đốt,…

Cách dùng: Bôi ngoài da.
Liều dùng: Bôi lên mũi và chỗ đau nhức từ 3 – 4 lần/ngày.
Giới thiệu 5 loại dầu gió phổ biến và tốt nhất hiện nay 4
Dầu gió Thái Bertram là sản phẩm điều trị bệnh cảm lạnh hiệu quả

Dầu gió Kim Sanofi (6ml)

Dầu gió Kim Sanofi có chứa thành phần chính là 2100mg Eucalyptol, 2340mg bạc hà, 358mg methyl salicylate và 102mg long não. Sản phẩm được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh trúng gió, cảm cúm, đau bụng, nhức đầu, buồn nôn, đau cơ khớp, bong gân, say tàu xe, côn trùng đốt, ngứa ngáy, sưng bầm.

Cách dùng: Bôi ngoài da.
Liều dùng: Ngửi, thoa, xông và xoa bóp 2 – 3 lần/ngày.

Giới thiệu 5 loại dầu gió phổ biến và tốt nhất hiện nay 5

Dầu gió Kim Sanofi phù hợp với mọi lứa tuổi sử dụng

Ngoài ra, không thể không nhắc đến Dầu Phật Linh và Dầu gió Trường Sơn, những cái tên không quá xa lạ với gia đình người Việt lâu nay, giúp làm ấm cơ thể, tránh cảm gió, đau bụng…

Những điều cần lưu ý khi sử dụng dầu gió

Đối với trẻ em lớn hơn 2 tuổi, khi sử dụng dầu gió phải có người lớn ở bên cạnh và theo dõi sát sao:

– Trước khi bôi dầu, trẻ cần phải rửa sạch và lau khô vùng da bị đau.
– Sử dụng đầu ngón tay trở để lấy một lượng dầu vừa đủ.
– Tiếp theo, bôi dầu hoặc xoa bóp lên phần bị đau nhức hoặc chỗ có vết côn trùng cắn.
– Trong trường hợp trẻ bị đau bụng do lạnh hoặc khó tiêu thì có thể bôi dầu gió ở xung quanh rốn.
– Trong trường hợp trẻ bị nhức đầu thì có thể lấy một lượng nhỏ lên ngón trỏ và bôi vào thái dương. Sau đó miết nhẹ nhàng, day tròn và dùng ngón trỏ ấn để góp phần làm suy giảm cơn đau nhanh chóng.

Ngoài ra, khi sử dụng dầu gió bạn cũng nên lưu ý một số điều sau:

– Chỉ nên sử dụng dầu gió bên ngoài da, tuyệt đối không được uống vì rất dễ bị ngộ độc.
– Không nên bôi dầu vào niêm mạc, vết thương hở, vùng mắt hoặc vùng da đang bị trầy xước.
– Không nên sử dụng dầu gió quá 4 lần/ngày, không nên sử dụng quá thường xuyên và nên ngưng ngay khi cơn đau chấm dứt.
– Trước khi thoa dầu gió lên da thì cần rửa sạch, lau khô vùng da bị đau, bôi hoặc xoa bóp với lượng dầu vừa đủ và không nên bôi quá nhiều trên diện tích rộng.
– Chỉ nên xông hơi bằng dầu gió khi cơ thể bị cảm lạnh.

Bài viết trên nhà thuốc Long Châu đã giới thiệu cho bạn đọc những loại dầu gió an toàn để điều trị bệnh cũng như những điều cần lưu ý khi sử dụng dầu gió. Tuy dầu gió là sản phẩm quen thuộc nhưng nó chỉ phát huy hiệu quả nếu như được sử dụng đúng cách. Do đó, bạn cần phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để sản phẩm có thể phát huy đúng tác dụng nhé.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *