Trong Đông y, rễ cây ngô đồng có vị đắng, tính mát, lá có tính bình, vị ngọt nên người ta thường tận dụng phần lá, thân và nhựa cây để chế biến thành nhiều loại thuốc trị bệnh.
Hỗ trợ điều trị huyết áp cao, mỡ máu cao: Chuẩn bị 10-15g lá ngô đồng đem sắc lấy nước uống trong ngày.
Hỗ trợ chữa mụn nhọt mới sưng: Ngắt 1 búp lá cây ngô đồng cảnh để cho nhựa chảy ra. Lấy phần nhựa này bôi lên nốt mụn và vùng da xung quanh. Khi nhựa khô thì tiếp tục bôi thêm 1 lớp nữa. Cứ bôi liên tục nhiều lần nhựa sẽ giúp giảm sưng, giảm viêm và tạo mủ.
Hỗ trợ chữa trị nhọt có mủ: Lấy 1-3 lá ngô đồng cảnh tươi rửa sạch sau đó để ráo nước. Tiếp theo giã nhuyễn lá và cho một chút muối vào đảo đều lên, dùng hỗn hợp này đắp lên vết mụn. Dùng băng để cố định, giữ lại tinh chất của lá ngô đồng sẽ giúp việc điều trị đem lại hiệu quả cao hơn. Áp dụng từ 3 – 5 ngày liên tục.
Cây ngô đồng thân gỗ
Hỗ trợ chống nhiễm trùng cho vết thương: Các vết thương nhỏ có thể dùng nhựa cây ngô đồng cảnh bôi trực tiếp lên vết thương, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng cho da. Sau một thời gian thực hiện vết thương sẽ nhanh chóng khỏi và không để lại sẹo.
Hỗ trợ chữa bệnh trĩ, lòi dom: Dùng phần vỏ cây phơi khô, đốt rồi trộn với dầu. Sử dụng hỗn hợp này bôi vào hậu môn nơi bị trĩ.
Chữa ho gà, ho ra máu: Nếu ho ra máu mức độ nhẹ, bạn có thể dùng cuống và thân lá cây ngô đồng rửa sạch rồi đem đun lấy nước uống. Nếu thường xuyên sử dụng thức uống này sẽ giúp hạn chế được hiện tượng ho ra máu. Cách này cũng khá hiệu quả với những người bị ho gà.
Chữa bệnh ghẻ lở: Dùng lá ngô đồng tươi rửa sạch rồi chà lá ngô đồng lên vùng da bị ghẻ và ngứa ngáy, chỉ sau một thời gian ngắn với cách làm này sẽ khiến các nốt ghẻ dần biến mất và làn da được phục hồi một cách nhanh chóng.
Điều trị chứng phong thấp: Rễ của cây ngô đồng có tác dụng chữa các triệu chứng ra nhiều mồ hôi tay, đau nhức do bệnh phong thấp gây nên. Bạn cần rửa sạch rễ cây ngô đồng và sắc lấy nước uống hàng ngày.
Trừ phong thấp, thấp khớp: Dùng khoảng 15-30g rễ cây ngô đồng để đun lấy nước uống.
Nhuộm đen tóc: Dùng vỏ cây ngô đồng rửa sạch đem phơi khô, đốt cháy rồi trộn cùng với dầu dùng để nhuộm tóc bạc.
Giảm triệu chứng sưng đau ở các hạch: Lấy nhựa trên thân cây ngô đồng, dùng tăm bông hoặc miếng vải nhỏ thấm một ít nhựa cây bôi vào vùng da bị nổi hạch. Thực hiện 1 lần/ngày.
Chữa thủy thũng: Sử dụng khoảng 10-15g hoa ngô đồng để sắc lấy nước uống. Hoặc có thể dùng hòa tán bột uống cũng có tác dụng hỗ trợ trị bỏng lửa và bỏng nước.
Hỗ trợ điều trị sa tử cung ở phụ nữ: Chuẩn bị khoảng 3 cuống lá cây ngô đồng đem rửa sạch. Sau đó giã nát những cuống lá này rồi trực tiếp đắp chúng lên vùng tử cung bị sa.
Bồi bổ sức khỏe cho nam giới: Sử dụng phần thân cây ngô đồng cảnh thái mỏng rồi đem đi phơi khô. Sau đó tiếp tục sao vàng để để ngâm rượu khoảng 3 tháng là có thể dùng được. Mỗi ngày uống khoảng 20ml.
Lưu ý:
Không dùng quả và hạt cây ngô đồng vì trong chúng chứa độc tính curcin có thể gây ngộ độc gan và hệ tiêu hóa nếu ăn phải. Nếu trẻ nhỏ chẳng may ăn phải hạt hoặc quả sẽ bị tiêu chảy, nôn, đau bụng và bỏng rát ở họng.
Trong trường hợp ngộ độc nặng, có thể bị xuất huyết tiêu hóa, rối loạn tim mạch, ức chế hệ thần kinh trung ương. Nếu như gặp phải các triệu chứng này cần phải tìm cách để bệnh nhân nôn ra càng nhiều càng tốt. Sau đó nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời./.
Những bài thuốc dân gian từ khoai lang