Đến thời điểm hiện tại, vị Giáo sư vẫn giữ nguyên quan điểm nên bỏ Tết Ta để tránh tình trạng người dân trì trệ, không hứng thú làm việc.
Cứ đến thời điểm cuối năm chuẩn bị bước sang năm mới, câu chuyện có nên bỏ tết ta và gộp chung “Tết Tây” lại được tranh cãi. Nói nôm na, “Tết Ta” là đón năm mới theo âm lịch và trở thành văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam, còn “Tết Tây” là đón năm mới ngay ngày 1/1 như các nước phương Tây và nhiều nước phương Đông.
Sau 14 năm trình bày quan điểm nên bỏ Tết Ta, giáo sư Võ Tòng Xuân vẫn giữ nguyên quan điểm của mình. Cách đây vài tháng, giáo sư có cho rằng: “Ở Việt Nam ta, đã ăn tết Tây, ngày 31/12/2019 vừa rồi, tôi thấy nhiều nơi đốt pháo hoa, đếm ngược, làm lễ tất niên đón năm mới tưng bừng, như thế là ăn tết Tây rất lớn rồi. Rồi tới tết ta, mọi tục lệ lại tiếp tục, như thế rất tốn kém.
Tết ta tính ra đúng là từ ngày 30 tết tới hết ngày mùng 3, nhưng cứ để ý thì người dân Việt Nam đã ăn tết ta từ sau rằm tháng chạp (15/12). Công việc trì trệ, người dân uể oải, đường sá kẹt cứng… Đi đâu, có việc gì người ta cũng nói thôi lo ăn tết đã. Và người ta ăn tết ít nhất sau rằm tháng giêng.
Tôi ủng hộ chủ trương là, mình ăn tết Tây, nhưng đến tết ta không phải mình bỏ hẳn đi, mình vẫn kỷ niệm nhưng chỉ khoảng 3 ngày thôi. Thích cổ truyền, rồi tâm linh, thì mình vẫn nghèo hoài. Mình càng giữ cổ truyền thì mình càng giữ cái nghèo. Càng nghèo lại càng thích ăn nhậu”.
-nam-troi-qua-giao-su-van-kien-quyet-lua-chon-tet-tay-thay-vi-tet-ta-thich-co-truyen-la-con-ngheo-hoai0.jpg” alt=”” />
Giáo sư Tòng Xuân cho rằng việc bày tỏ lòng hiếu kính với cha mẹ có thể ở bất cứ lúc nào, không cần đợi đến ngày Tết cổ truyền.
Đây cũng không phải ý kiến duy nhất về việc bỏ Tết Ta và gộp chung đón năm mới với tết Tây bởi năm ngoái giáo sư Trương Nguyện Thành cũng từng gây tranh cãi khi đưa ra quan điểm về vấn đề này. Theo đó, ông cho rằng nên ăn Tết Ta ít ngày lại so với hiện nay. Vốn nhận là người lưu truyền nét đẹp truyền thống, giáo sư Nguyện Thành ủng hộ không bỏ Tết ta nhưng thay vào đó hãy rút ngắn chỉ tập trung trong 3 ngày và kéo dài thời gian nghỉ Tết Dương lịch.
“Chọn cách như vậy sẽ giúp kinh tế và hiệu quả công việc sẽ tốt hơn. Ngày nay người dân văn phòng hầu như có tâm lý nghỉ tết từ tết Tây đến tận tết ta. Khoảng thời gian giữa 2 cái tết này hầu như không làm việc, chỉ tiệc tùng nhậu nhẹt là chính. Vậy thì nên nghỉ tết ta ngắn lại để bắt đầu công việc sớm hơn”, GS Thành cho biết.
Nhìn vào tình hình thực tế lúc này, ý kiến của hai giáo sư bên trên không phải vô lý. Thời điểm nghỉ làm, đón năm mới đa phần được người Việt trưng dụng để ăn nhậu, hát karaoke rồi thậm chí ẩu đả rất phiền phức. Trong truyền thống, ngày Tết là dịp nghỉ ngơi sau một năm làm việc và dành thời gian cho bố mẹ, thầy cô như lời dạy “mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy” ý nói đây là thời gian dành tri ân những người nuôi nấng, dạy dỗ mỗi người. Tuy nhiên, tình hình xã hội ngày càng có nhiều biến tướng và tết cũng mất đi ý nghĩa truyền thống đẹp đẽ như xưa.
Chưa kể quan niệm “tháng giêng là tháng ăn chơi” nên nhiều người đổ đốn việc làm, công việc bê trễ và tâm lý của những ngày nghỉ còn dư âm khi đi làm trở lại. Tuy nhiên, một năm đầy biến động vừa rồi khiến nhiều người phải “ăn Tết” tận nửa năm nên hẳn nhiều chán ngán, lo sợ và lúc ấy mới cầu mong mọi chuyện nên như cũ: nghỉ tết vừa đủ để quay lại công việc.
Tuy nhiên, dù có biến tướng, có lai căng hay ngày càng tân tiến, hiện đại thì trong tâm thức của người Việt, tết cổ truyền là một điều khó có thể xóa bỏ, gần như thiêng liêng không thể đụng vào. Phải công nhận, có những tập tục đã ăn sâu, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác nên rất khó bỏ đi hay đưa ra quan điểm trái ngược.
Chỉ mong rằng, mọi người nếu đã ra sức phản đối bỏ tết ta với lý do muốn giữ gìn nét đẹp truyền thống của dân tộc thì phải sống đúng với điều ấy. Thay vì khăng khăng đòi giữ tết ta để ăn nhậu be bét, lái xe lạng lách hay trong tình trạng sử dụng rượu bia, rồi hát hò karaoke lớn tiếng, ẩu đả xô xát thì rõ ràng đã đi rất xa với ý nghĩa của ngày tết cổ truyền. Nếu đã bảo vệ để giữ nguyên nét đẹp ấy thì phải có ý thức, hiểu đúng và làm đúng trong những ngày thiêng liêng, đặc biệt này.
Các cụ nói: ‘Nhà có 6 con vật này đến, tài lộc đến theo, con cháu phú quý’, nhớ đừng đuổi đi
Theo quan niệm xưa, 6 con vật này đến nhà là điềm báo may mắn, thịnh vượng.
Dơi