Mặc dù mắc u-ng thư giai đoạn cuối, người phụ nữ vẫn được điều trị thành công một cách ngoạn mục.
u-ng thư chuyển từ giai đoạn sớm lên giai đoạn muộn trong 8 tháng
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Duy Anh, Tru-ng tâm u-ng bướu, Xạ trị và Y học hạt nhân Quốc Tế (Bệnh viện Đa khoa Phương Đông), bác sĩ đang điều trị cho một bệnh nhân nữ 60 tuổi. Bệnh nhân mắc u-ng thư cổ tử cu-ng giai đoạn muộn (giai đoạn 4A) và đã được điều trị thành công một cách ngoạn mục.
Trước đó, khoảng 8 tháng, bệnh nhân được chẩn đoán mắc u-ng thư ở giai đoạn sớm. Khi đó, u-ng thư chưa xâm lấn niệu quản hay bàng quang. Nếu bệnh nhân chấp nhận điều trị từ sớm sẽ không chỉ giúp tiết kiệm chi phí và thời gian mà còn giảm nguy cơ tái phát sau điều trị, bác sĩ Duy Anh chia sẻ.
Tuy nhiên, bệnh nhân đã từ chối điều trị bằng phương pháp y học hiện đại và tìm đến các phương pháp dân gian truyền miệng với hy vọng “tránh được những đau đớn và tác dụng phụ”. Trong thời gian này, khối u ngày càng lớn lên, gây đau đớn, thiếu máu nặng và khiến bệnh nhân suy kiệt. Bệnh nhân cuối cùng tìm đến bệnh viện và tin tưởng vào y học hiện đại nhưng lúc này bệnh đã ở giai đoạn cuối 4A.
Hình ảnh sau 4 tháng điều trị (ảnh BSCC).
Khối u biến mất sau 4 tháng kiên trì điều trị theo phác đồ
Sau khi thăm khám, làm đầy đủ xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ đã xây dựng một phác đồ điều trị đa mô thức: xạ trị chiếu ngoài kết hợp với hóa trị hàng tuần, sau đó tiếp tục xạ trị áp sát – một kỹ thuật hiện đại cho phép đưa liều xạ trực tiếp vào vùng tổn thương, giúp tăng hiệu quả điều trị và giảm ảnh hưởng lên các mô lành xu-ng quanh.
Sau hơn 4 tháng bệnh nhân kiên trì điều trị theo phác đồ, kết quả tái khám cho thấy khối u không còn xuất hiện, các hình ảnh chẩn đoán đều bình thường.
“Một kết quả khiến cả người bệnh, gia đình và đội ngũ y bác sĩ chúng tôi vỡ òa vì vui mừng. Đó không chỉ là sự thành công về mặt y khoa mà còn là thành quả của lòng tin, sự kiên trì và phối hợp chặt chẽ giữa các chuyên khoa”, bác sĩ Duy Anh cho biết.
Khi nhận được kết quả điều trị tốt, bệnh nhân đã chia sẻ: “Giá như tôi đến sớm hơn…”.
Bác sĩ Duy Anh cho biết điều trị u-ng thư cổ tử cu-ng giai đoạn muộn không chỉ đối mặt với khối u chính. Trong trường hợp của bệnh nhân này, khối u đã xâm lấn vào niệu quản trái, gây tắc nghẽn và giãn toàn bộ hệ tiết niệu bên trái, dẫn đến nguy cơ suy thận nếu không được xử lý kịp thời.
Bệnh nhân đã được tiến hành đặt ống dẫn lưu niệu quản để giải phóng tắc nghẽn, đảm bảo chức năng thận trước khi tiếp tục hóa trị và xạ trị.
Hãy tin vào y học hiện đại!
Theo bác sĩ Duy Anh, các phương pháp điều trị u-ng thư không chính thống như thực dưỡng, kiềm hóa máu, thải độc cơ thể, thuốc nam gia truyền, nấm linh chi liều cao… chưa được xác thực qua các thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn và chưa được hội đồng chuyên môn quốc tế cũng như Bộ Y tế đưa vào phác đồ điều trị.
Bệnh nhân khi điều trị theo các phương pháp không chính thống này có thể bỏ lỡ “giai đoạn vàng” trong điều trị u-ng thư. u-ng thư thường tiến triển qua nhiều giai đoạn và việc phát hiện sớm đóng vai trò quyết định trong hiệu quả điều trị. Trì hoãn điều trị y học hiện đại để theo phương pháp không chính thống có thể dẫn đến việc bỏ lỡ cơ hội điều trị hiệu quả.
Ngoài ra, một số phương pháp không chính thống có thể gây tương tác với thuốc điều trị u-ng thư, làm giảm hiệu quả điều trị hoặc gây ra các biến chứng nguy hiểm. Ví dụ, một số thảo dược có thể làm tăng hoặc giảm nồng độ thuốc trong máu, dẫn đến quá liều hoặc giảm hiệu quả điều trị. Một số loại thuốc nam có thể chứa chất độc hại cho gan, thận, bác sĩ Duy Anh cho hay.
3 loại thực phẩm bác sĩ khuyên ăn càng ít càng tốt để phòng u-ng thư đại tràng
Theo bác sĩ Tiền, có nhiều thực phẩm và kiểu ăn uống góp phần nuôi “mầm mống” u-ng thư đại tràng. Tuy nhiên, có 3 thứ đáng báo động với người trẻ, cần tránh xa hoặc ăn càng ít càng tốt để phòng bệnh u-ng thư đại tràng:
Thịt chế biến sẵn
Xúc xích, giăm bông, thịt xông khói hay thịt khô đều là những món ăn tiện lợi, được nhiều người trẻ ưa chuộng. Tuy nhiên, bác sĩ Tiền cảnh báo, đây là nhóm thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản và thường được chế biến ở nhiệt độ cao – điều kiện lý tưởng để hình thành các hợp chất gây u-ng thư như hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs) và amin dị vòng (HCAs). Khi tiêu thụ thường xuyên, chúng không chỉ làm tăng nguy cơ u-ng thư đại tràng mà còn ảnh hưởng đến dạ dày, tuyến tụy và gan.
Kẹo ngọt và đồ uống pha sẵn nhiều đường
Trà sữa, nước ngọt, bánh kẹo, thức uống nhiều đường… đều nằm trong “danh sách đen” của bác sĩ Tiền. Ông nhấn mạnh, hàm lượng đường cao không chỉ gây tăng cân và tiểu đường, mà còn tạo môi trường lý tưởng cho các tế bào bất thường phát triển trong ruột. Việc tiêu thụ đường quá mức sẽ làm rối loạn hệ vi sinh đường ruột, tăng phản ứng viêm và dẫn tới nguy cơ đột biến tế bào. Cũng là tiền đề hình thành u-ng thư đại tràng.
Đồ ăn, thức uống đựng trong chai nhựa và cốc giấy
Ảnh minh họa
Nghe có vẻ vô hại, nhưng các loại chai nhựa, cốc giấy dùng một lần thường có lớp tráng bên trong. Khi đựng đồ nóng hoặc để lâu, các hạt vi nhựa từ lớp phủ này có thể tách ra và xâm nhập vào thức ăn, đồ uống. Bác sĩ Tiền cảnh báo, các hạt vi nhựa đi vào cơ thể qua đường tiêu hóa sẽ tích tụ tại ruột, sau đó theo máu lan rộng khắp cơ thể. Lâu dài, chúng gây viêm ruột, tổn thương niêm mạc và làm tăng nguy cơ phát triển tế bào ác tính.
Nên làm gì khi phát hiện u-ng thư?
Bác sĩ Duy Anh khuyên bệnh nhân khi phát hiện mắc u-ng thư cần bình tĩnh để đưa ra quyết định đúng đắn. Sau đây là những bước cần thực hiện:
– Xác định chính xác tình trạng bệnh: Làm thêm các xét nghiệm, sinh thiết để hiểu rõ giai đoạn và loại u-ng thư mắc phải.
– Thảo luận với bác sĩ chuyên khoa: Trao đổi với bác sĩ để nhận tư vấn chi tiết về phác đồ điều trị, các lựa chọn như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị hoặc liệu pháp miễn dịch.
– Tìm hiểu về bệnh: Nghiên cứu thêm thông tin về u-ng thư, các giai đoạn và tiến trình điều trị.
– Hỗ trợ tinh thần: Chia sẻ với gia đình, bạn bè hoặc tham gia nhóm hỗ trợ bệnh nhân u-ng thư để nhận sự đồng hành.
– Lập kế hoạch điều trị: Cùng bác sĩ lên kế hoạch điều trị cụ thể và chuẩn bị tâm lý, tài chính.
– Duy trì lối sống lành mạnh: Ăn uống đủ chất, ngủ đủ giấc và tập thể dục để cơ thể chống chọi với điều trị.
– Kiểm tra các liệu pháp bổ su-ng: Cân nhắc các liệu pháp hỗ trợ như chăm sóc giảm nhẹ, dinh dưỡng hoặc tâm lý để cải thiện chất lượng cuộc sống trong quá trình điều trị.
Việc phát hiện u-ng thư là cú sốc lớn, nhưng với phương pháp điều trị hiện đại, nhiều loại u-ng thư có thể được chữa khỏi hoặc kiểm soát nếu phát hiện sớm.
Lời thỉnh cầu xúc động của người mẹ khi chuẩn bị “hậu sự” cho con, kỳ tích đã xảy ra với 1% cơ hội sống