Căn bệnh khiến siêu mẫu Đức Tiến qua đời ở tuổi 44 nguy hiểm như thế nào? ‘Giờ vàng’ điều trị nhất định không được bỏ lỡ

Thông tin siêu mẫu Đức Tiến qua đời tại Mỹ ở tuổi 44 sau một cơn nhồi máu cơ tim khiến người hâm mộ không khỏi bàng hoàng. Vậy nhồi máu cơ tim là gì và nó nguy hiểm như thế nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Nhồi máu cơ tim là một cơn đau tim xảy ra bất ngờ do tắc nghẽn đột ngột mạch máu nuôi tim. Việc này khiến lưu lượng máu tới tim bị gián đoạn và có thể gây ra tổn thương đến cơ tim, thậm chí có thể phá hủy một phần của cơ tim. Nhờ việc thay đổi lối sống, cách sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng và luyện tập nên việc phục hồi sau nhồi máu cơ tim ngày càng tích cực, việc này cũng góp phần ngăn chặn các cơn đau tim.

Đức Tiến, Đức Tiến qua đời, nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim có thể dẫn đến tử vong.

Cơn đau tim có thể xảy ra bất cứ lúc nào và vị trí nào, kể cả khi bạn đang nghỉ ngơi hay đang hoạt động. Một số cơn đau tim xảy ra bất ngờ, nhưng một số khác có những dấu hiệu cảnh báo trước đó khoảng vài giờ hoặc vài tuần. Các trải nghiệm khi bị đau tim do nhồi máu cũng như mức độ đau có thể khác nhau tùy mỗi người, một số người thậm chí không hề có triệu chứng.

Cơn đau tim thường được cảnh báo sớm bằng triệu chứng đau thắt ngực kể cả khi hoạt động hay thư giãn, đó là biểu hiện của việc giảm lưu lượng máu tới tim.

Những nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim

Nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim thường gặp nhất chính là do tắc nghẽn động mạch vành. Cụ thể hơn là, những mảng xơ vữa (bao gồm cholesterol, canxi hay mảnh vỡ tế bào) được tích tụ lâu ngày sẽ bám vào thành mạch máu. Đến một thời điểm, mảng xơ vữa này nứt vỡ, tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và dẫn tới tắc nghẽn lòng mạch máu, gây ra nhồi máu cơ tim.

Từ 30 tuổi trở đi, những mảng xơ vữa bắt đầu hình thành và tích tụ lại trong cơ thể của chúng ta và tình trạng này sẽ diễn ra khoảng vài năm hoặc cũng có thể là vài chục năm.

Ngoài vấn đề tuổi tác, một số trường hợp sau được cho là có nguy cơ cao mắc bệnh:

• Người mắc bệnh tăng huyết áp.

• Người hút thuốc lá thường xuyên.

• Người bị rối loạn lipid máu.

• Bệnh nhân mắc tiểu đường.

• Tai biến mạch máu não.

• Những trường hợp có người thân từng bị mắc bệnh động mạch vành sớm, đối với trước 55 tuổi ở nam giới và trước 65 tuổi ở nữ giới.

• Bệnh nhân mắc thận mạn tính.

• Bệnh nhân mắc bệnh tự miễn.

• Trường hợp tiền sử bị tiền sản giật hoặc tiểu đường thai kỳ.

• Người ít vận động hoặc bị thừa cân, béo phì.

Đức Tiến, Đức Tiến qua đời, nhồi máu cơ tim

Khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bệnh tim mạch nào, bạn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra.

Triệu chứng điển hình nhất của nhồi máu cơ tim

Các triệu chứng điển hình nhất của nhồi máu cơ tim gồm: đau nặng ngực: đau giữa ngực, sau xương ức hoặc hơi lệch trái, cảm giác nặng, bóp nghẹt, siết chặt, đè, có khi lan ra tay trái, lên cằm xuống bụng vùng trên rốn.

• Thời gian đau ngực thường trong khoảng 20 – 30 phút hoặc dài hơn

• Người bệnh có thể kèm vã mồ hôi, khó thở và bất tỉnh

• Cũng có người bệnh không đau ngực mà đau bụng vùng trên rốn, đau sau lưng

• Các dấu hiệu và triệu chứng của nhồi máu cơ tim có thể thay đổi tùy theo tuổi, giới tính, vùng mạch máu bị tổn thương và những bệnh lý khác đi kèm.

Thời gian vàng trong cấp cứu nhồi máu cơ tim

Người bị nhồi máu cơ tim cần được tái lưu thông mạch máu nuôi tim càng sớm càng tốt nhằm hạn chế tế bào cơ tim bị tổn thương và hoại tử.

Thời gian vàng là 60 phút kể từ xuất hiện triệu chứng, hoặc càng sớm càng tốt vì theo thời gian sẽ làm tăng tỉ lệ tử vong, sẽ tốt hơn nếu được can thiệp trong vòng 12 giờ đầu. Sau 24 giờ nếu không còn triệu chứng thì việc can thiệp được khuyên là không nên tiến hành. Chính vì vậy, ngay có dấu hiệu nêu trên, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch để được chẩn đoán và can thiệp kịp thời.

Đức Tiến, Đức Tiến qua đời, nhồi máu cơ tim

Cấp cứu bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim. (Ảnh minh họa)

Đối với bệnh lý nhồi máu cơ tim cấp, đa số các trường hợp người bệnh chuyển đến được can thiệp kịp thời, tái lưu thông mạch máu nuôi tim trong thời gian vàng bằng kỹ thuật hiện đại như đặt stent động mạch vành giúp hạn chế tối đa tế bào cơ tim bị tổn thương và cứu sống người bệnh.

Rán bất kể loại cá nào, cứ bôi một thứ này lên, cá sẽ ềm thịt giòn da, không lo dính chảo

Muốn chiên một con cá thật ngon và trọn vẹn thì khi chiên chúng ta cần phải ghi nhớ mẹo nhỏ sau đây.

Rán cá cùng bột ngô

Bột ngô là nguyên liệu được sử dụng trong chế biến đồ ăn hàng ngày. Và khi chiên cá chúng ta cũng nên sử dụng loại bột này để giúp cá ngon mà không bị rách da.

Cách chế biến cụ thể rất đơn giản, dù là loại cá nào cũng có thể chiên theo cách này. Cá sau khi làm sạch cho trực tiếp vào chậu lớn và thêm vào một lượng thích hợp muối ăn, rượu nấu, gừng lát và hành lá cắt nhỏ, ướp 20 phút, sau đó phết một lớp bột ngô đều lên trên.
ran-ca
Đổ dầu vào chảo nóng, khi dầu nóng khoảng 70% thì vặn lửa nhỏ, sau đó xoa dầu quanh mép chảo, cho cá đã sơ chế vào.

Lắc chảo cho khỏi dính rồi lật lại, chiên đến khi cá chín giòn.

Thêm một ít nước sốt lên bề mặt để gia vị đậm đà hơn trước khi ăn. Cách chiên cá này không bị rách da hay dính chảo mà thịt cá vẫn rất mềm. Bạn hãy cùng thử nhé!

Mẹo dùng rượu

Nếu không thích mùi gừng thì mọi người có thể dùng rượu, cách này thì tốn kém hơn. Rượu thì có thể dùng rượu nếp hoặc rượu nho chứ dùng rượu gạo bình thường không có tác dụng đâu.

Chi tiết cách làm như sau: đun nóng chảo, đổ khoảng 1/4 chén nhỏ rượu vào trước, sau đó cho dầu vào rán như bình thường.

Với cách này thì mọi người không cần phải dùng nhiều dầu vì cá chắc chắn không bị dính, thành phẩm là những đĩa cá vàng ruộm, giòn tan khiến ai cũng phải chảy nước miếng.

Dùng muối

Khi cho dầu ăn vào chảo, thả thêm vài hạt muối vào rồi tiếp tục đun nóng chảo và rán cá như bình thường, dầu sẽ không còn bắn lên nữa. Ngoài ra, muối là để cá cứng mình và dễ lật, trước khi rán cá, ngâm cá với nước muối pha loãng chừng 10-15 phút. Sau đó để ráo cá hoặc thấm khô cá rồi cho vào rán.
ran-ca1

Rán cá cùng bột ngô

Bột ngô là nguyên liệu được sử dụng trong chế biến đồ ăn hàng ngày. Và khi chiên cá chúng ta cũng nên sử dụng loại bột này để giúp cá ngon mà không bị rách da.

Cách chế biến cụ thể rất đơn giản, dù là loại cá nào cũng có thể chiên theo cách này. Cá sau khi làm sạch cho trực tiếp vào chậu lớn và thêm vào một lượng thích hợp muối ăn, rượu nấu, gừng lát và hành lá cắt nhỏ, ướp 20 phút, sau đó phết một lớp bột ngô đều lên trên.
ran-ca
Đổ dầu vào chảo nóng, khi dầu nóng khoảng 70% thì vặn lửa nhỏ, sau đó xoa dầu quanh mép chảo, cho cá đã sơ chế vào.

Lắc chảo cho khỏi dính rồi lật lại, chiên đến khi cá chín giòn.

Thêm một ít nước sốt lên bề mặt để gia vị đậm đà hơn trước khi ăn. Cách chiên cá này không bị rách da hay dính chảo mà thịt cá vẫn rất mềm. Bạn hãy cùng thử nhé!

Mẹo dùng rượu

Nếu không thích mùi gừng thì mọi người có thể dùng rượu, cách này thì tốn kém hơn. Rượu thì có thể dùng rượu nếp hoặc rượu nho chứ dùng rượu gạo bình thường không có tác dụng đâu.

Chi tiết cách làm như sau: đun nóng chảo, đổ khoảng 1/4 chén nhỏ rượu vào trước, sau đó cho dầu vào rán như bình thường.

Với cách này thì mọi người không cần phải dùng nhiều dầu vì cá chắc chắn không bị dính, thành phẩm là những đĩa cá vàng ruộm, giòn tan khiến ai cũng phải chảy nước miếng.

Dùng muối

Khi cho dầu ăn vào chảo, thả thêm vài hạt muối vào rồi tiếp tục đun nóng chảo và rán cá như bình thường, dầu sẽ không còn bắn lên nữa. Ngoài ra, muối là để cá cứng mình và dễ lật, trước khi rán cá, ngâm cá với nước muối pha loãng chừng 10-15 phút. Sau đó để ráo cá hoặc thấm khô cá rồi cho vào rán.
ran-ca1
Rán đúng cách

Khi rán cá, lưu ý, phải đợi cho mặt cá rán vàng rồi mới lật, như vậy cá sẽ không bị nát. Nếu bạn lật sớm, mặt rán chưa kịp vàng giòn, cá sẽ bị nát.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *